Trang tin này cho biết rằng năm 2013 Nga đã cung cấp vũ khí cho những quốc gia nói trên với tổng trị giá lên đến 928 triệu USD, nhưng đến năm 2017 thì con số này gần như bằng 0.
Ngoài ra, Sina.com còn nêu ra 2 vấn đề của lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Nga:
Vấn đề thứ nhất của vũ khí Nga – đó là khả năng cạnh tranh mà có vẻ như Nga dựa trên những nghiên cứu chế tạo và phụ tùng của Phương Tây. Ví dụ dẫn chứng là bộ cảm biến nhiệt trên xe tăng T-90 được sản xuất tại Pháp.
Khi các biện pháp trừng phạt được áp dụng, trang điện tử này cho biết, Nga sẽ không thể mua các phụ tùng của Phương Tây, còn việc lắp đặt những phụ tùng sản xuất trong nước sẽ làm cho giá thành tăng và không tối ưu hiệu quả của khí tài.
Vấn đề thứ hai của lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Nga, theo bài viết trên Sina.com khẳng định, đó mức độ đầu tư vào công nghệ mới cũng như nghiên cứu hệ điều hành ở Nga rất thấp, và liên quan tới mức độ xuất khẩu vũ khí và khí tài của Nga thấp hơn so với các năm trước.
Dẫn chứng đó nêu rõ việc Nga không thể cung cấp khí tài đổ bộ kiểu mới cho Venezuela. Cuối cùng, quốc gia này phải quyết định mua xe chiến đấu bộ binh VN-18 của Trung Quốc.
Vũ khí có mức giá hợp lý và hiệu quả từng được đánh giá cao từ thời Liên Xô thì nay gần như đã "tuyệt chủng", phần lớn vũ khí hiện nay do Nga sản xuất ít có khả năng cạnh tranh, bởi vậy Nga đang đánh mất thị trường vũ khí vào tay Trung Quốc, quốc gia đang sản xuất những khí tài quân sự có chất lượng trên cơ sở các phụ tùng nội địa.
Theo Bảo Lam (Soha/Trí Thức Trẻ)