Tại sao Nga không phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm như DF-21D Trung Quốc?

21/05/2018 13:47:45

Trở thành quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phát triển tên lửa, vậy tại sao Nga không chế tạo loại vũ khí tương tự như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc?

Tại sao Nga không phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm như DF-21D Trung Quốc?

Trang mạng tiếng Trung toutiao.com đã đi tìm đáp án cho câu hỏi này.

Theo đó, có 4 lý do như sau:

Biên đội tàu sân bay Mỹ không thể tấn công Nga

Nga có số lượng đầu đạn hạt nhân nhiều nhất thế giới, đồng thời cũng có lực lượng hạt nhân trên không và trên biển ngang hàng với quân đội Mỹ.

Nếu biên đội tàu sân bay của Mỹ tiến hành hoạt động quân sự tại khu vực biển gần Nga, tên lửa hạt nhân của Nga sẽ ngay lập tức chĩa vào các thành phố lớn của Mỹ, thậm chí cả New York. Cho nên, Nga cơ bản không lo ngại đến việc tàu sân bay Mỹ sẽ xâm phạm lãnh hải Nga.

Tại sao Nga không phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm như DF-21D Trung Quốc? - 1
"Sát thủ tàu sân bay" DF-21D Trung Quốc.

Nga không có nhu cầu về A2/AD

Sự ra đời của tên lửa Đông Phong (DF)-21D là do nhu cầu xây dựng khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) của Trung Quốc.

Trong khi đó, đối mặt với lực lượng trên biển của Nhật Bản hiện nay thì lực lượng tàu mặt nước của Nga hoàn toàn có thể ứng phó được. Vì vậy, họ cơ bản không có nhu cầu thiết lập A2/AD như Trung Quốc.

Giới hạn bởi hiệp ước tên lửa tầm trung

Trong quá khứ, để giảm thiểu xung đột có thể xảy ra và đáp ứng yêu cầu an toàn của các quốc gia Tây Âu, Mỹ và Liên Xô đã ký "Hiệp ước tên lửa tầm Trung". Vào thời điểm đó, tên lửa đạn đạo tầm trung của Mỹ và Liên Xô đều bị tháo dỡ hoặc phá hủy.

Sau khi nước Nga hiện nay được thành lập, họ vẫn tuân thủ quy định này. Do đó, về nguyên tắc, Nga không thể phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm giống như tên lửa DF-21D của Trung Quốc.

Tại sao Nga không phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm như DF-21D Trung Quốc? - 2
Các ống phóng tên lửa P-700 Granit trên boong tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov

Nga trang bị khả năng chống hạm mạnh

Nga trong thời kỳ Liên Xô đã nghiên cứu ra tên lửa chống hạm siêu thanh Granit, tầm bắn hơn 500km. Ngoài ra, tên lửa siêu thanh được Nga công bố gần đây có tốc độ tấn công lên tới trên Mach 5 và Moskva còn có trong trang bị nhiều loại tên lửa chống hạm trang bị cho tàu mặt nước.

Vì thế, theo toutiao, họ không cần thiết phải nghiên cứu thêm tên lửa đạn đạo chống hạm phóng từ trên bờ như DF-21D Trung Quốc.

Theo Khang Minh (Soha/Thời Đại)

Nổi bật