Sự kỳ lạ này có thể được giải thích bằng một số yếu tố thiết kế và biện pháp duy trì được áp dụng trong việc xây dựng và bảo quản mái của Tử Cấm Thành.
Một yếu tố quan trọng đó là cách thiết kế độ dốc và độ rộng của mái cung điện.
Mái ngói trên cung điện trong Tử Cấm Thành có độ dốc lớn nên nếu một hạt giống rơi xuống mái cung điện thì nó sẽ lăn xuống rất nhanh theo độ dốc của mái hoặc mưa lớn cuốn trôi, không có cơ hội mọc và phát triển thành cây.
Ngoài ra, ngói lợp mái trong Tử Cấm Thành cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại.
Mái cung điện được lợp bằng ngói lưu ly, một loại ngói được làm từ nguyên liệu khoáng sạch và trải qua các quy trình sàng lọc, nghiền nát, ép tạo hình và nung trong lò nhiệt độ cao.
Ngói lưu ly có đặc tính mịn màng, trơn láng và không có kẽ hở, làm cho việc sinh trưởng của cỏ dại trở nên khó khăn.
Bên cạnh đó, việc duy trì và vệ sinh mái cung điện đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự xuất hiện của cỏ dại.
Trong quá khứ, cung điện có một đội ngũ thợ thủ công lành nghề được tuyển chọn từ khắp nơi trên cả nước để xây dựng và bảo dưỡng các công trình.
Họ thường xuyên kiểm tra, dọn dẹp và vệ sinh mái cung điện để giữ cho nó luôn sạch sẽ và không cho phép cỏ dại phát triển.
Nhờ sự kết hợp giữa thiết kế độ dốc và độ rộng, ngói lưu ly chất lượng cao, và công việc bảo dưỡng đều đặn, mái cung điện trong Tử Cấm Thành đã duy trì được vẻ đẹp và sạch sẽ trong suốt hàng thế kỷ.
Theo Thiên Trang (Kienthuc.net.vn)