Nga gây sức ép, liệu Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ có từ chức?

10/12/2015 15:55:20

Sau cú bắn hạ SU-24 của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cố tỏ ra cứng rắn để chống chọi những áp lực Nga dồn tới. Không hề xin lỗi, Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ còn lớn tiếng tuyên bố, sẽ từ chức nếu có bằng chứng Ankara tiếp tay cho IS.

Sau cú bắn hạ SU-24 của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cố tỏ ra cứng rắn để chống chọi những áp lực Nga dồn tới. Không hề xin lỗi, Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ còn lớn tiếng tuyên bố, sẽ từ chức nếu có bằng chứng Ankara tiếp tay cho IS

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Ông Erdogan tính sai nước cờ chính trị

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) xem vùng cấm bay ở Bayirbucak, nơi chiếc máy bay Nga bị bắn rơi ở tây bắc Syria, là một vùng đệm, do người Turkmens (Syria gốc Thổ) kiểm soát, nhằm chặn các tay súng của cộng đồng Kurd gốc Thổ lấn chiếm lãnh thổ. Các tay súng này bị xem là khủng bố, có quan hệ với đảng Lao động Kurdistan (PKK).
Ý đồ bắn rơi máy bay Nga của Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan nhằm khiêu khích Nga phản ứng cứng rắn. Ông  Erdogan hy vọng phản ứng này sẽ khiến Nga xung đột với toàn bộ NATO, một liên minh quân sự có thể giúp TNK bảo vệ được họ cuộc nội chiến Syria.

Nhưng ông Erdogan tính toán quá sai. Sau vụ bắn máy bay Nga, TNK đề nghị họp khẩn với các nước thành viên NATO. Ngược với sự kỳ vọng của ông, NATO dù không ủng hộ Nga nhưng cũng chẳng toàn tâm toàn ý ủng hộ TNK.

Tổng thống Pháp Francois Hollande, người hứa trả thù “không khoan nhượng” sau vụ quân khủng bố tấn công Paris tối 13.11, đã gặp ông Putin và họ đồng ý lập liên minh chống quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria.

Kết quả của liên minh này là nỗ lực “Assad phải ra đi” bị cuộc chiến chống IS phủ lấp, trong khi đó là điều ông Erdogan ghét, đã xảy ra.

Ông càng không thể đạt kế hoạch lôi kéo Nga xung đột với phương Tây khi Anh và rồi Đức quyết định tham gia đánh IS.

TNK cũng mất rất nhiều không gian hoạt động sau vụ bắn rơi máy bay Nga. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 hiện đại được Nga triển khai đến căn cứ Hmeymim của họ gần Latakia là tín hiệu mạnh cảnh báo TNK, rằng thực tế là không thể có vùng cấm bay ở phía nam biên giới TNK-Syria.

Nga còn phát thông điệp mạnh mẽ đến NATO và TNK, khi trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn và tầm trung bình cho chiến đấu cơ Su-34 của họ.

Nga cũng công bố nhiều lệnh cấm vận kinh tế chống lại TNK, từ du lịch đến nông sản, các dự án năng lượng và xây dựng.

Ông Putin gây sức ép

Đầu tháng 12, Bộ Quốc phòng Nga công bố những bằng chứng cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ giao dịch với IS và khẳng định gia đình Tổng thống Tayyip Erdogan cũng liên quan. Bản đồ những đường chuyển dầu đánh cắp trái phép của IS tuồn từ Syria và Iraq vào Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh:RT.


Ông Putin cùng nhiều chính khách Nga cáo buộc TNK tài trợ và hợp tác với IS, hoặc mua dầu do IS bán lậu.

Ông Putin nói có thông tin dầu từ kho của IS ồ ạt vào TNK, và ông có lý  do để tin quyết định bắn rơi máy bay Nga, là do TNK muốn bảo vệ tuyến đường chuyển dầu đến các cảng để bơm xuống các tàu chở dầu.

Ông Erdogan tuyên bố sẽ từ chức nếu Nga cung cấp được chứng cứ TNK có mua bán dầu với IS.

Sau đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói IS chuyển dầu ra nước ngoài, nhất là đến TNK, và chứng cứ sẽ được trình thức lên Liên Hợp Quốc cùng các bên liên quan.

Ngày 2/12, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov nói Nga có dữ liệu ông Erdogan và gia đình dính líu chuyện làm ăn mờ ám, con trai ông Erdogan là lãnh đạo nhiều công ty dầu mỏ, con rể được làm Bộ trưởng Năng lượng TNK.

Đáp lại, ông Erdogan cũng thách thức người đồng cấp Nga với việc kêu gọi ông Putin nên từ chức nếu những cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ là sai.
 

Sputnik dẫn lời người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, Trung tướng Sergey Rudskoi, cho biết, Nga đã không kích và tiêu diệt 32 cơ sở sản xuất và 11 nhà máy lọc dầu của IS trong 2 tháng qua. Ngày 16/11, máy bay Nga phát hiện 260 xe chở dầu ngụy trang hoạt động gần biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ.

Đối tượng tiêu thụ chính của số dầu bất hợp pháp từ Syria và Iraq chính là chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Những người liên quan đến giao dịch bao gồm ban lãnh đạo chính phủ ở Ankara, Tổng thống Tayyip Ardogan và gia đình ông ấy", Thứ trưởng Nga- Antonov nói.

Vị thứ trưởng nhấn mạnh rằng, lợi nhuận từ việc bán dầu chính là một trong những nguồn thu quan trọng nhất của phiến quân. Chúng kiếm khoảng 2 tỷ USD mỗi năm và chi phần lớn lợi nhuận để chiêu mộ các chiến binh và sắm vũ khí.

Mới đây, Chính quyền Iran cũng tuyên bố đang có trong tay nhiều hình ảnh và video xe tải chở dầu của IS đi vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ và sẵn sàng công bố các bằng chứng này. Nếu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không biết về việc IS buôn bán dầu ở nước này, chúng tôi sẵn sàng đưa ra các thông tin đang có", ông Mohsen Rezaie, một quan chức cấp cao của Iran nói.
 
>> Nga công bố chứng cứ tố Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu của IS
>> Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ từ chức nếu Nga đúng

Theo Châu Anh (Tiền Phong)

Nổi bật