Video 'Quý bà áo hồng' Triều Tiên ca ngợi cuộc gặp Kim - Moon
Theo CNN, quan chức giấu tên cũng đã trích dẫn một tuyên bố trước đó cùng ngày của Triều Tiên cảnh báo đã sẵn sàng cho một cuộc đối đầu hạt nhân với Washington. Quan chức này nêu rõ: "Việc Triều tiên thiếu đi sự phán đoán, phá vỡ nhiều cam kết trong những tuần qua cũng như chấm dứt liên lạc trực tiếp với Mỹ, cho thấy đang tồn tại một sự thiếu hụt lòng tin nghiêm trọng. Một loạt cam kết bị phá vỡ đã dẫn tới quyết định của Mỹ hủy cuộc gặp thượng đỉnh".
Ngay sau khi vừa công bố bức thư gửi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng lại tuyên bố cuộc gặp này có thể diễn ra vào một thời điểm sau ngày 12.6. Ông Trump cũng cho rằng nhân dân hai miền Triều Tiên xứng đáng được hưởng một cuộc sống hòa bình và hòa hợp, không bị chia cắt. Theo ông Trump, điều này chỉ có thể xảy ra khi mối đe dọa vũ khí hạt nhân bị xóa bỏ. Tổng thống Trump khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục chiến dịch gây sức ép tối đa đối với Triều Tiên.
Trước đó, có những nhận xét nói rằng, lý do Trump huỷ cuộc gặp với Kim Jong Un vì Bình Nhưỡng gọi phó tổng thống Mỹ Mike Pence là "kẻ ngu ngốc".
Trang tin NationalInterest (NI) bình luận: “Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trong thư gửi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un rằng huỷ cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai người. Có thể là vậy, nhưng chúng tôi đã thấy rất nhiều động thái diễn tập trước hội nghị để thiết lập đòn bẩy đàm phán. Có lẽ đây chỉ là mới nhất trong một loạt các động tác thử và chiến thuật cường điệu để thu hút truyền thông.
Wallace C. Gregson, cố vấn cấp cao tại Avascent International và giám đốc cấp cao nghiên cứu về Trung Quốc và Thái Bình Dương tại Trung tâm vì lợi ích quốc gia nhận xét: Nếu thượng đỉnh Mỹ-Triều bị hủy sẽ không có nhiều thay đổi. Nhưng nó quả thật mang lại lợi thế về thời gian cho Mỹ, đồng minh của Mỹ để xem xét một số chính sách và chiến lược mới.
Điều không thay đổi ở đây là gì? Theo NI, Kim Jong Un hiểu được sức mạnh, đòn bẩy, vũ khí hạt nhân và các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, kể cả không gian mạng. Về vũ khí hạt nhân, giá trị cao của Bình Nhưỡng là nằm ở tiềm năng của họ.
Với khả năng vũ khí hạt nhân của mình, ông Kim Jong Un đã đạt được ba cuộc họp hội nghị thượng đỉnh: hai với Trung Quốc, một với Hàn Quốc và có lẽ một với Hoa Kỳ. Kim Jong Un muốn có vũ khí hạt nhân. Ông muốn Triều Tiên được coi là một nhà nước vũ khí hạt nhân. Và đương nhiên ông Kim Jong Un muốn chơi với những đối thủ mà ông coi là 'có sức mạnh to lớn với nhau'. Ông đặc biệt muốn làm suy yếu quan hệ Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc, làm giảm sự hiện diện của Mỹ và muốn thống nhất bán đảo Triều Tiên theo các điều khoản của mình.
Trong tương lai gần, ông Kim Jong Un dự định tham gia các cuộc thảo luận kéo dài về vũ khí hạt nhân với lợi thế, và các cuộc đàm phán cấu trúc theo cách thức được thiết lập trong các cuộc thảo luận về Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Theo Nguyễn Hùng (Dân Việt)