Những tác hại khủng khiếp của trà sữa mà ít ai ngờ tới

05/06/2024 09:08:00

Trà sữa là loại đồ uống được nhiều người ưa chuộng nhưng ít ai ngờ rằng đây là thức uống tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại có sức khoẻ.

Trà sữa cũng là món đồ uống được nhiều bạn trẻ cực kỳ yêu thích. Với vị ngọt, béo tự nhiên cộng với hạt trân châu thơm ngon, dai dai, rất phù hợp để vừa nhâm nhi vừa "chém gió". Thậm chí năm 2016 vừa qua, trà sữa còn được vinh danh là ‘món ăn của năm” trong một cuộc bình chọn.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải biết đến những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe cơ thể nếu sử dụng loại đồ uống này xuyên và liên tục.

1. Thiếu hụt dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trà sữa mà chúng ta hay uống thường không chứa sữa cũng không có trà. Thành phần chính của chúng là kem béo pha lẫn bột trà cùng các chất phụ gia khác như hương liệu tinh dầu thơm, bột pha màu…

Sữa ở trong trà sữa nếu so sánh với sữa thật thì bị thiếu canxi, vitamin B, A, D, protetin… Không chỉ có thế, trà sữa trân châu còn chứa một lượng lớn đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa rất không tốt cho sức khỏe con người.

Những tác hại khủng khiếp của trà sữa mà ít ai ngờ tới
Ảnh minh họa: Internet

2. Góp phần tiêu diệt “tinh binh”

Kem béo sử dụng để pha chế trà sữa chủ yếu là dầu thực vật hydro hóa, là một loại axit béo chuyển hóa. Theo chuyên gia dinh dưỡng của trang mạng sức khỏe 863, axit béo chuyển hóa trong trà sữa có nguy hại lớn hơn cả mỡ động vật. Dung nạp nhiều chất này trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của tinh binh cũng như sự linh hoạt của chúng, làm tăng thêm nguy cơ vô sinh ở nam giới.

Theo các nhà khoa học, không chỉ với đàn ông, phụ nữ khi nạp nhiều axit béo chuyển hóa cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hợp thành của hormone giới tính, dẫn đến kinh nguyệt không đều và nguy cơ sinh trẻ bị dị tật bẩm sinh.

3. Gây ra các tổn thương cho gan thận

Trà trong trà sữa thực ra là dùng tinh trà. Đây là một loại trà tinh chế tổng hợp thêm vào một ít bột màu. Khi uống không khác gì với trà tự nhiên nhưng tinh trà thuộc thành phần chất tổng hợp hóa học.

Các chuyên gia cho biết, nếu tinh trà trong trà sữa không vượt quá tiêu chuẩn thì cơ bản không có gì nguy hiểm. Nhưng nếu thêm vào đó chất phụ gia vượt ngưỡng hoặc uống quá nhiều trà sữa trong thời gian dài thì sẽ có khả năng gây tổn thương cho gan thận.

Bởi sau khi tinh trà đi vào cơ thể phải cần gan và thận trao đổi bài tiết, gây thêm gánh nặng cho 2 bộ phận để lọc hết các thành phần hóa học tổng hợp.

4. Gây béo phì

Theo các nhà hoạt động thuộc Liên minh Phòng chống béo phì châu Á Thái bình dương (APIOPA), trà sữa trân châu ẩn chứa nguy cơ béo phì và tiểu đường cực lớn.

Trà sữa chứa một lượng đường gần ngang với nước ngọt có ga, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa. Một phần trà sữa chứa khoảng 90g đường, 7g chất béo và 490calo.

Xét về góc độ trà sữa chứa nhiều đường sữa, Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, bất cứ loại thực phẩm nào chứa nhiều đường sữa được tiêu thụ đều đặn hàng ngày cũng đều không tốt cho sức khỏe nói chung.

Chuyên gia nhấn mạnh, việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường sữa có thể khiến bạn tăng cân, béo phì, thừa canxi có thể dẫn đến sỏi thận… Việc uống đều đặn sau mỗi bữa ăn mỗi ly trà sữa nhiều đường nhiều sữa sẽ khiến bạn khó tránh những rủi ro không mong muốn về lâu dài.

Những tác hại khủng khiếp của trà sữa mà ít ai ngờ tới - 1
Ảnh minh họa: Internet

5. Gây thiếu sắt

Để có thể hấp thụ tốt chất sắt thì cơ thể phải có môi trường axit ổn định. Nhưng trà sữa đã cản trở điều đó. Theo bác sĩ Chu Minh Văn (Giám đốc Bệnh viện Thư Điền, Đài Loan) cho biết, chất kiềm trong trà sẽ làm trung hòa axit ở dạ dày gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt nếu uống thường xuyên. Sau đó, làm cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh, xanh xao, suy giảm thể chất…

6. Cảnh giác với trà sữa tự pha

Theo các chuyên gia dinh dưỡng học, kể cả khi chúng ta tự mua trà và sữa về tự làm cũng không tốt. Thứ nhất là do nguyên liệu, thành phần làm trà sữa mua ở chợ hay các cửa hàng chưa chắc đã đảm bảo chất lượng. Thứ hai, việc kết hợp trà và sữa là hết sức phản khoa học. Các protein casein trong sữa sẽ làm suy giảm các hợp chất trong trà - mà hợp chất này có tác dụng tăng cường bảo vệ cơ thể chống các bệnh tim mạch. Ngược lại, trà cũng đẩy nhanh quá trình đào thải canxi của sữa trước khi cơ thể kịp hấp thu.

Nhóm người nào nên ít uống trà sữa?

Dị ứng với trà sữa: Trà sữa chứa một lượng lớn protein, lá trà, đường,… Nếu người bị dị ứng uống trà sữa có thể gặp các triệu chứng dị ứng như đỏ da, ngứa, khó thở,… sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây sốc và gây hại cho sức khỏe con người, do đó, những người bị dị ứng không được uống trà sữa để tránh các vấn đề về thể chất do dị ứng gây ra.

Chức năng tiêu hóa yếu: Trà sữa chứa chất béo, protein, khoáng chất,… Nếu khả năng tiêu hóa của bạn yếu, uống một lượng lớn trà sữa có thể làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, gây đau bụng, tiêu chảy và các cảm giác khó chịu khác. Ngoài ra, những bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính và trẻ em có hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ nên cố gắng tránh uống nhiều trà sữa.

Bệnh tiểu đường: Trà sữa là thức uống chủ yếu được làm từ sữa, trà và đường, chứa nhiều đường và chất béo. Hầu hết trà sữa bán trên thị trường hiện nay không phải là sữa nguyên chất mà là loại kem không chứa sữa và kem đặc như sữa nguyên chất, sau đó được thêm vào một lượng lớn chất phụ gia, chứa nhiều axit béo chuyển hóa và cyclamate, dễ làm tăng lượng đường trong máu và cân nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.

Suy nhược thần kinh: Trà sữa được làm từ lá trà, trong đó có chứa một lượng caffeine nhất định. Uống quá nhiều trong thời gian dài có thể kích thích hệ thần kinh trung ương của não, dẫn đến tim đập nhanh, mất ngủ… Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc bệnh. suy nhược thần kinh về lâu dài.

Những tác hại khủng khiếp của trà sữa mà ít ai ngờ tới - 2
Ảnh minh họa: Internet

Cách uống trà sữa để tránh gây hại

Tiến sĩ Lin Chaozhang, Giám đốc Sở Y tế và Khoa Nội khoa số 1 của Bệnh viện Nhân dân Trung Quốc, khuyên rằng trà sữa chứa nhiều đường, caffeine và axit béo chuyển hóa có thể gây hại cho tim mạch và mạch máu não. Lượng axit béo chuyển hóa hàng ngày nên được kiểm soát dưới hai gam để tránh béo phì và các vấn đề sức khỏe khác.

Người tiêu dùng nên nhận thức rằng uống quá nhiều trà sữa không tốt do hàm lượng đường cao, dễ dẫn đến tăng cân. Một tách trà sữa có thể chứa lượng đường lên tới 34 gam, vượt quá khuyến nghị lượng đường hàng ngày là dưới 50 gam, tốt nhất là không quá 25 gam.

Nếu bạn không thể bỏ trà sữa, hãy chú ý chọn những thương hiệu trà sữa chất lượng cao, không chứa chất phụ gia hoặc tự pha trà sữa tại nhà để kiểm soát thành phần. Khi lo lắng về sức khỏe, hãy cân nhắc từ bỏ trà sữa lâu dài và điều chỉnh thói quen ăn uống để bảo vệ cơ thể khỏi các tác động xấu của thói quen ăn uống không lành mạnh.

PN (SHTT)

Nổi bật