Trong mắt người dân làng, gia đình ông Dương (Nam Ninh, Trung Quốc) là một hình mẫu hoàn hảo ai cũng ao ước. Ông có 3 người con: người con trai cả làm giáo viên cấp 2, con trai thứ kinh doanh, còn cô út là nhân viên văn phòng ở thành phố. Nhìn chung, tất cả đều có cuộc sống rất tốt.
Từ 1 người bán hàng rong, theo thời gian, ông Dương trở thành 1 chủ buôn lớn có tiếng ở thị trấn. Công việc kinh doanh phát đạt, gia đình ông Dương dư dả về mặt tài chính. Tuy nhiên, chưa khi nào, ông nói với các con của mình rằng nhà mình giàu có.
Ở năm 60 tuổi, vợ ông Dương lâm bệnh nặng rồi qua đời. Lo lắng bố cô đơn khi người bạn đời ra đi, 3 người con ngỏ ý đón ông cụ lên thành phố. Ông cho biết thích sống ở quê nhà hơn nên từ chối lời đề nghị đó. Song hàng tháng, ông vẫn đến thăm nhà 3 người con. Các con cũng thường xuyên dành những ngày cuối tuần để về quê chơi cùng với ông cụ.
Tuy nhiên, ngày nọ, một người dân trong làng đột nhiên nói với ông Dương rằng 3 đứa con đối xử tốt với ông cũng chỉ vì khối tài sản khổng lồ mà người đàn ông này đang sở hữu. Một khi bọn trẻ có được tài sản, thái độ chúng sẽ khác hoàn toàn.
Ở làng của ông Dương quả thực đã có trường hợp như vậy. Sau khi tài sản được chia, các con đã cắt đứt liên hệ với ông cụ đó. Nhìn vào thực tế này, ông Dương không khỏi băn khoăn không biết liệu 3 đứa trẻ nhà mình có như vậy hay không.
Để thử lòng 3 đứa con, ngày hôm đó, ông Dương quyết định họp mặt gia đình để công bố di chúc. Buổi hôm đó, ông tuyên bố với những người con của mình rằng đã tích lũy được 650.000 NDT (khoảng 2,2 tỷ đồng). Vì lòng hiếu thảo của 3 đứa nên ông quyết định chia số tiền này cho người con cả 250.000 NDT. 2 người con thứ mỗi người sẽ được 200.000 NDT. “Dù sao bố cũng không biết mình sống đến bao giờ. Nên bố sẽ trao số tiền này cho 3 đứa nhằm giúp các con có cuộc sống tốt hơn, giảm bớt áp lực tài chính”, ông Dương vừa nói vừa lấy trong túi ra những cọc tiền đã được xếp ngay ngắn.
Ngay lập tức, người con cả mượn tờ giấy di chúc và xé nó trước mặt mọi người. Anh dõng dạc nói: “Bố ơi, ba anh em chúng con không phải quá giàu có nhưng cũng không đến mức thiếu tiến. Bố đừng lo cho chúng con. Điều chúng con mong muốn lúc này là nhìn thấy bố sống lâu và khỏe mạnh. Bố cứ cất số tiền này đi để dưỡng già”.
Người con trai thứ cũng tiếp lời: “Hiện tại, việc kinh doanh của con vẫn ổn. Con thực sự không cần khoản tiền 200.000 NDT của bố. Bố cứ cất đi và dùng khi đau ốm. Bố đừng lo rằng nếu không cho tiền thì các con sẽ không tôn trọng. Chúng con chưa bao giờ dám nghĩ như vậy”.
Lúc đó, con gái ông Dương cũng từ chối nhận khoản tiền này. Cô nói rằng điều quan trọng là bố khỏe mạnh, sống vui vẻ cùng con cháu vậy là đủ. “Bố đừng lo chúng con không có tiền. Chúng con vẫn đang đi làm để tự xoay xở cuộc sống của chính mình”, cô út nói.
Sau khi nghe 3 người con tỏ thái độ như vậy, ông Dương cảm thấy vui trong lòng. Xem ra 3 người con của ông thật sự là những đứa trẻ hiếu thảo.
Trên thực tế, tài sản của cụ ông này nhiều hơn gấp nhiều lần con số 650.000 NDT. Sau nhiều năm kinh doanh phát đạt, ông kiếm được hàng triệu NDT mỗi năm. Khi tích lũy được 1 khoản ông tiếp tục đầu tư nên ‘tiền đẻ ra tiền’.
Dẫu dư dả về điều kiện kinh tế, song ông chưa khi nào nói với các con rằng gia đình mình giàu có. Cũng chính vì thế, nên 3 người con của ông Dương chưa khi nào mong chờ về số tiền bố mẹ sẽ cho. Bởi họ biết rằng bố mẹ đã vất vả thế nào mới có được khối tài sản đó.
Một thời gian sau, ông Dương vẫn lập di chúc trước, chia đều tài sản cho 3 người con. Cho đến khi ông cụ qua đời, luật sư đến nhà công bố di chúc. Các con của ông mới ngỡ ngàng về khối tài sản khổng lồ của bố mình, lên đến 10 triệu NDT. Lúc này, 3 người con mới chợt hiểu ra ý đồ của bố khi chia số tiền 650.000 NDT vào năm đó.
Theo Đinh Anh (Nguoiduatin.vn)