Laitimes.com từng đưa tin về một phụ nữ 50 tuổi ngâm chân trong khi xem TV ở nhà như thường lệ, ban đầu mọi chuyện vẫn bình thường, nhưng khi ngâm chân được nửa chừng, bà đột nhiên bà cảm thấy đầu đau dữ dội, sau đó ngất xỉu, rất may lúc đó trong gia đình còn có người khác nên bà lập tức được đưa đi cấp cứu.
Sau khi được khoa cấp cứu bệnh viện tiến hành kiểm tra, người phụ nữ này hóa ra bị xuất huyết não, may mắn được đưa đến bệnh viện kịp thời, nếu không có thể sẽ mất mạng.
Sau khi nắm rõ tình hình, bác sĩ được biết bệnh nhân ban đầu bị tăng huyết áp gần 10 năm nên nghi ngờ huyết áp tăng cao lâu năm khiến các mạch máu rất mỏng manh, cộng với việc khi ngâm chân, bản thân các mạch máu cũng bị tổn thương.
Trong tình trạng căng thẳng, khi ngâm chân máu đột ngột tăng nhanh khiến huyết áp tăng mạnh dẫn đến thảm kịch.
Câu chuyện kể trên có lẽ khiến nhiều người cảm thấy khó tin, vì không ai nghĩ rằng thói quen ngâm chân có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy. Suy cho cùng, ngâm chân nước nóng là tốt cho sức khỏe hay là một hành động... gây hại?
Kinh nghiệm dân gian cho rằng ngâm chân bằng nước nóng trước khi đi ngủ quả thực là một việc làm rất dễ chịu và tốt cho sức khỏe. Đặc biệt đối với những người lớn tuổi dễ sợ lạnh thì việc ngâm chân là một điều tốt. Hơn nữa, việc ngâm chân vẫn mang lại nhiều lợi ích cho đại đa số mọi người.
Sau một ngày làm việc, về nhà ngâm chân đúng cách, có thể loại bỏ sự mệt mỏi của cơ thể, thúc đẩy giấc ngủ, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Nếu việc ngâm chân trong nước nóng có nhiều lợi ích như vậy thì tại sao lại có người bị tổn thương? Như người ta vẫn nói, cái gì cũng có ưu và nhược điểm, chúng ta không chỉ mù quáng theo đuổi mặt tốt mà còn phải chú ý đến mặt xấu. Nói cách khác, việc ngâm chân trong nước nóng cũng có những nhược điểm nhất định.
Đối với một số người cao tuổi, do lão hóa, cơ bắp bị mất đi, độ ẩm của da giảm khiến một số mạch máu trên bề mặt da không được bảo vệ và dễ bị lộ ra ngoài.
Khi chúng ta già đi, các mạch máu trở nên mỏng manh và việc ngâm chân thường xuyên trong nước nóng có thể dẫn đến vỡ mao mạch, hình thành các vết chảy máu trên da. Theo thời gian, sắc tố có thể phát triển, khiến bắp chân bị sậm màu.
Vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến một thực tế là mặc dù ngâm chân là việc rất thoải mái nhưng đối với một số người, thói quen này có thể không phù hợp, thậm chí nguy hiểm.
6 nhóm người dưới đây ngâm chân nước ấm chẳng khác gì "tự sát dần dần"
1. Bệnh nhân tăng huyết áp
Trước hết, những người bị huyết áp cao, các bác sĩ không khuyến khích thường xuyên ngâm chân bằng nước nóng. Điều này là do huyết áp tăng cao lâu năm sẽ khiến các mạch máu trở nên rất mỏng manh, dễ vỡ.
Mạch máu có thể an toàn trong trường hợp kiểm soát tốt huyết áp, nhưng khi ngâm chân bằng nước nóng sẽ khiến mạch máu giãn nở, máu lưu thông nhanh hơn, lượng máu qua mô tăng lên.
Bằng cách này, huyết áp dễ tăng lên ngay lập tức và các mạch máu vốn mỏng manh ban đầu có thể không chịu được áp lực đột ngột và bị đứt.
2. Người mắc bệnh tim
Khi ngâm chân, do mao mạch giãn nở nên máu lưu thông nhiều hơn, một lượng lớn máu tạm thời đọng lại ở chi dưới, khiến tim, não và các cơ quan quan trọng khác xuất hiện hiện tượng thiếu oxy, nhẹ sẽ gây chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, khó thở và các cảm giác khó chịu khác, nghiêm trọng còn có thể dẫn đến ngưng tim, hôn mê và các triệu chứng khác, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Vì vậy, vì sức khỏe, những người mắc bệnh tim mạch không nên thường xuyên ngâm chân bằng nước nóng. Nếu thực sự muốn ngâm chân thì phải nhớ nhiệt độ nước không được quá cao, thời gian ngâm chân không quá dài, nếu không sẽ dễ tăng khả năng xảy ra tai nạn.
3. Người bị giãn tĩnh mạch chi dưới
Những người bị giãn tĩnh mạch chi dưới cũng không nên ngâm chân thường xuyên trong nước nóng. Khi bị giãn tĩnh mạch, máu lưu thông bất thường, nhiều khi sẽ bị suy van tĩnh mạch, khi ngâm chân bằng nước nóng, do nhiệt độ tăng cao sẽ khiến động mạch chi dưới giãn nở.
Đặc biệt, các mao mạch trên bề mặt da sẽ xuất hiện tình trạng tắc nghẽn khiến máu động mạch chảy xuống chi dưới nhiều hơn. Trong trường hợp bình thường, khi lưu lượng máu đến động mạch tăng lên thì lưu lượng máu của tĩnh mạch tương ứng cũng tăng lên, nhưng ở những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chi dưới, khả năng hồi phục của tĩnh mạch không tăng.
Kết quả là một lượng lớn máu sẽ ứ đọng trong tĩnh mạch khiến tình trạng bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn. Điều này rất bất lợi cho những bệnh nhân mắc bệnh tĩnh mạch không được khỏe hoặc bị tắc nghẽn do trào ngược.
4. Người mắc bệnh tiểu đường
Phần da chân của người bệnh tiểu đường khá mềm yếu và phần lớn các đầu mút dây thần kinh đều không thể cảm nhận nhiệt độ bên ngoài một cách bình thường.
Nếu nước ngâm chân quá nóng, họ không thể kịp thời phát hiện, dễ bị bỏng. Một khi chân của người mắc tiểu đường bị bỏng, dù chỉ một chỗ nhỏ, nếu không kịp thời chữa trị có thể dẫn đến lây lan, lở loét, nặng hơn có thể phải cắt cụt chân.
5. Trẻ em
Cơ thể trẻ em ở thời kỳ phát triển nhanh chóng, bao gồm cả lòng bàn chân. Ngâm chân nước ấm dễ làm các dây chằng ở chân trở nên lỏng lẻo, ảnh hưởng sự duy trì và phát triển của lòng bàn chân, làm tăng nguy cơ mắc bệnh chân bẹt.
6. Người mắc bệnh nấm da
Bệnh nấm da thường do bị lây nhiễm các loại nấm. Ngâm chân bằng nước ấm không thể giết chết vi khuẩn, ngược lại còn làm chỗ mắc bệnh thêm ngứa ngáy. Đặc biệt người có vết thương ở chân, ngâm chân nước ấm có thể gây ra lây nhiễm vi khuẩn thứ cấp.
Những vấn đề cần chú ý khi ngâm chân
Ngâm chân tưởng như một việc đơn giản nhưng thực tế cần chú ý nhiều điều. Nếu ngâm sai cách dễ ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Chọn đúng chậu ngâm chân
Chúng ta nên ưu tiên dùng chậu gỗ hoặc gốm để ngâm chân. Đặc biệt là khi ngâm chân với thuốc thảo dược, chúng ta không nên dùng chậu kim loại như chậu đồng, để tránh xảy ra các phản ứng hóa học giữa kim loại và thảo dược, sinh ra các chất độc hại.
Lượng nước vừa đủ
Lượng nước ngâm chân nên cao đến giữa cẳng chân để có được hiệu quả dưỡng sinh tốt nhất.
Nhiệt độ nước vừa phải
Nhiệt độ cơ thể người trong khoảng 36-37 độ C. Nếu muốn ngâm chân có hiệu quả, nhiệt độ nước phải cao hơn nhiệt độ cơ thể, tốt nhất nên ngâm với nước 40-45 độ C.
Không nên ngâm quá lâu
Thời lượng ngâm chân tốt nhất là 15-20 phút, lâu nhất cố gắng không quá 30 phút.
Khi ngâm chân, nhịp tim và tuần hoàn máu sẽ tăng nhanh. Ngâm chân quá lâu làm tăng thêm gánh nặng cho tim mạch, làm cơ thể khó chịu. Mát-xa 3-5 phút sau khi ngâm chân tốt cho lưu thông máu, thúc đẩy tuần hoàn trao đổi, giúp giấc ngủ đêm sâu và ổn định hơn.
Tóm lại, ngâm chân có nhiều lợi ích nhưng vẫn nguy hiểm đối với một vài nhóm người nhất định. Đồng thời, chúng ta nên kiểm soát tốt nhiệt độ nước, lượng nước và thời gian ngâm chân để đạt được hiệu quả tốt nhất.
PN (SHTT)