Điện giật là phản ứng sinh lý hoặc thương tổn của cơ thể khi có dòng điện chạy qua người. Từ này thường dùng để mô tả các tổn thương khi tiếp xúc với một nguồn điện có cường độ dòng điện đủ mạnh. Thông thường, bị điện giật sẽ dẫn tới 2 tổn thương thường gặp cho cơ thể là bỏng và ảnh hưởng các mô bên trong.
Những tai nạn điện giật thoáng qua, chỉ gây tê ở vùng tiếp xúc với dòng điện, không có tổn thương cháy thịt thì có thể không cần đưa tới bệnh viện. Tuy nhiên, nếu bị điện giật nặng có thể làm co giật mạnh, gây bỏng, hoại tử và rối loạn các cơ quan trong cơ thể, xáo trộn sinh lý dẫn đến nguy cơ suy hô hấp, suy tim thậm chí ngừng thở. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị điện giật sẽ thiệt mạng.
Khi bị điện giật, phản ứng cửa cơ thể là rụt lại để tránh xa nguồn nguy hiểm, các phản ứng này thường là phản ứng co cơ. Chẳng hạn nếu tay chạm vào dây điện ở một tư thế khi cơ thể phản ứng có thể thoát khỏi nguồn điện thì cơ thể sẽ văng ra ngoài.
Tuy nhiên, nếu chạm vào điện ở một tư thế khi cơ thể phản ứng các cơ co lại mà càng tiếp xúc với nguồn điện nhiều hơn hoặc tay càng nắm chặt vật dẫn điện hơn thì khả năng giật điện.
Bên cạnh đó, còn nhiều thứ ảnh hưởng đến phản ứng như sức khỏe của nạn nhân, điện trở người nạn nhân (tùy nơi tiếp xúc, hoặc do da tay bị chai, dày lên....) và điện trở tiếp đất của nạn nhân (trường hợp mang dép nhựa, đứng trên ghế gỗ... hoặc đang đứng trên kim loại tiếp đất...).
Thông thường người ta khuyến cáo trên 30mA chạy qua người là nguy hiểm, đặc biệt nếu chạy qua tim sẽ làm rung cơ tim, tê liệt hệ tuần hoàn, chết ngay lập tức.
Dung (SHTT)