Ngọa Long và Phượng Sồ đều là bậc đại tài mưu sĩ được sinh cùng thời và có mối quan hệ thân thiết với nhau, họ cũng đồng tâm phò tá Lưu Bị - Người cuối cùng thuộc dòng dõi Hán đế thời Tam Quốc. Thế nhưng:
Lưu Bị trong mắt Phượng Sồ chỉ như một kẻ nhu nhược
Ngày ấy, Gia Cát Lượng dùng mưu trí giúp được Lưu Bị lấy được Kinh Châu, nhưng khi đối diện với "đất dữ" Tây Xuyên cũng phải bó tay. Nên viện cớ đại tang của Chu Du, Gia Cát Lượng đã qua Đông Ngô thỉnh người bạn cũ Phượng Sồ về giúp sức cho Thục Hán, hòng đoạt về vùng Tây Xuyên.
Phượng Sồ là người am hiểu về cả âm mưu lẫn dương mưu. Ông ý thức được việc đánh chiếm Tây Xuyên với Lưu Bị chỉ là sự giả nhân giả nghĩa, trước mặt toàn quân thì Lưu Bị thể hiện mình rất quan tâm tới sự an nguy của con dân Tây Xuyên cũng như tương lai của người họ hàng Lưu Chương, nhưng thực Lưu Bị lại rất nóng lòng muốn có được Tây Xuyên ngay lập tức.
Hiểu được điều này, quân sư Phượng Sồ lúc đó đã khiến kế giúp Lưu Bị bức ép được Lưu Chương thoái vị, hai tay dâng Tây Xuyên. Kế này không những giúp nhà Thục tiến vào Tây Xuyên bảo toàn được trọn vẹn binh sĩ mà còn thuận được lòng dân chúng. Tuy nhiên vì sĩ diện quá cao, Lưu Bị đã một tay gạt phăng hiến kế này của Phượng Sồ và lại một lần nữa muốn khẳng định con người nhân nghĩa trung đức của mình.
Vì thế mà Phượng Sồ cũng nhận ra Lưu Bị như một con người nhu nhược và không thức thời, nếu để một người như vậy làm chủ tiến công trong chiến dịch Tây Xuyên thì chắc chắn sẽ gây tổn hại lớn tới số lượng sĩ binh khi hai bên giao chiến. Không ngờ chỉ ít lâu sau khi bỏ mạng tại gò Lạc Phượng, những điều Phượng Sồ nhìn rõ về con người Lưu Bị mới dần dần lộ diện, đó cũng là lúc dấu hiệu của nhà Thục suy vong về những năm tháng sau này.
Cãi lời Khổng Minh, Lưu Bị quyết tâm mang 70 vạn quân tiến đánh Đông Ngô, rửa hận Quan Vũ
Sau khi nhà Thục bị mất thành Kinh Châu và mãnh tướng Quan Vũ vào tay Đông Ngô, Lưu Bị dưới tư cách một nhà cầm quân đã không biết giữ sự bình tĩnh, đêm ngày chỉ nuôi mộng đem quân đánh trả Đông Ngô rửa hận cho Quan Vũ.
Rồi cả khi biết Đông Ngô và Ngụy quốc hợp lực cùng nhau, Lưu Bị vẫn quyết giữ ý định này mà mang hơn 70 vạn đại quân đánh chiếm Đông Ngô, Gia Cát Lượng trước sự kiện ấy ra sức can ngăn chúa công mình nhưng không thành, không những vậy Lưu Bị còn kháng lời những kế sách và khuyên răn của quân sư nơi sa trường. Kết quả chuyến thảo phạt Đông Ngô ấy của Lưu Bị dù có được tinh binh vạn mã cũng đón nhận thất bại, chưa kể Lưu Bị đường đường là một Hán đế còn bị Lục Tốn - tướng tài trẻ đất Đông Ngô truy binh đánh đuổi, phải bỏ chạy thục mạng.
Lưu Bị có trong tay cả Ngọa Long và Phượng Sồ mà không trị nổi thiên hạ?
Những tình tiết này đã cho thấy rõ sự nóng vội của nhân vật Lưu Bị trong nghiệp cầm binh, sử sách Tam Quốc vẫn có câu răn lưu truyền tới tận giờ, đó là "Long phượng thường thấy, nhưng chủ công biết trị thiên hạ không thường gặp" ý nói lý do Lưu Bị thân là chủ công, có trong tay những hiền tài bậc nhất thời ấy nhưng lại không biết cách sử dụng họ để làm nên đại nghiệp.
Bản thân Lưu Bị được nhiều người đọc Tam Quốc đánh giá chỉ như một đứa trẻ nằm nôi, vô mưu bất trí, chỉ muốn được sự bao bọc và quản thúc của bậc triều thần quân sư như Khổng Minh chứ ít khi nào tự mình nghĩ được nên những sáng kế hay giúp ích cho Thục Hán. Do đó nhiều người luận truyện Tam Quốc xưa đã không ưa, nay lại càng thêm có lý do không thích con người Lưu Bị.
Dung (SHTT)