Tức khí hại thân: Vì sao người ta có thể tức giận mà chết?

15/09/2019 08:00:37

Mọi người thường có câu cửa miệng: tức chết đi được, như ngang với tự sát, thực ra không hẳn là nói quá. Khi con người tức giận, cơ thể thật sự sẽ sinh ra “khí”, nên cũng nói là hỏa khí bốc lên, có thể thiêu đốt năng lượng, khiến người ta sinh bệnh thậm chí vì tức mà chết.

 

Nếu nói từ góc độ y học, nóng giận là một nguyên nhân gây bệnh tương đối nặng trong số thất tình là hỷ, nộ, ưu, tư, kinh, khủng, kinh. Mỗi một tình chí đều gây tổn thương tạng tương ứng, trong đó nóng giận gây tổn hại đến gan.

Người nóng giận thường xuyên sẽ khiến gan bị ứ khí, không thoát được gây ra trạng thái uất ức, tức sườn ngực. Ngoài ra gan còn có mối liên hệ với các tạng khác, do vậy nóng nảy, ức chế không được giải tỏa còn có thể làm tổn thương tạng tỳ, tạng tâm, gây ăn uống kém, chán ăn, đầy hơi, đầy bụng, đau bụng. Ở phụ nữ, hay tức giận có thể là nguyên nhân đau bụng kinh, ung thư vú.

Cơn nóng giận càng nghiêm trọng, có lúc sẽ gây ra xuất huyết trong gan, trường hợp nghiêm trọng còn có thể bị nôn ra máu. Khi máu trong gan có thể xuất huyết ra một chút thì mức độ sẽ nhẹ bớt, nếu để xuất huyết trong gan, một thời gian sau sẽ hình thành huyết khối. Những điều này nghe rất đáng sợ, nhưng đây thực sự là tình hình thực tế sẽ xảy ra nếu bạn tức giận.

Tức khí hại thân: Vì sao người ta có thể tức giận mà chết?

Tức giận lâu ngày sẽ để lại những dấu tích trên cơ thể. Nhìn từ bên ngoài, những người thường xuyên tức giận bốc hỏa đa số sẽ hói trán. Trường hợp nghiêm trọng sẽ làm thay đổi hình dáng đầu, đường giữa đỉnh đầu biến hình trở nên nhọn hơn. Mức độ tức giận ít hơn một chút, hai bên trán sẽ hình thành hình chóp nhọn như hình chữ M, hơi có hiện tượng hói đầu, những người này tính cách sẽ rất dễ cáu giận.

Ngoài ra, còn một kiểu giận nữa là sự giận dữ nhưng buộc phải kìm nén trong lòng, kiểu người này bên ngoài biểu hiện dường như rất ổn, hình như chưa bao giờ biết tức giận với ai, nhưng thực ra trong lòng luôn ở trạng thái tức giận hoặc không ổn định. Người này sẽ rất dễ hình thành sự ức chế đau khổ, gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày và đại tràng, trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn tới xuất huyết dạ dày. Những người khí huyết kém, khí sẽ lắng xuống dưới, gây ra tình trạng đầy bụng đau bụng, và khi đó chúng ta thường cho rằng do đại tràng có vấn đề, thực ra căn bản là do tức giận tạo thành.

Thực tế lịch sử đã chứng minh, không thiếu kẻ phải chết vì nguyên nhân nghe có phần khá vô lý này. Đơn cử như trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, một mình Gia Cát Lượng có thể khiến Chu Du chết một cách bất đắc kỳ tử chỉ thông qua mấy lời mắng chửi của mình. 

Năm đó, Chu Du tính kế chiếm lại Kinh Châu bằng mưu “mượn đường để diệt nước Quắc”, nhưng lại bị Gia Cát Lượng dễ dàng đoán ra. Khi quân Chu Du đến, yêu cầu mở thành, thì tướng giữ thành Kinh Châu theo dặn dò của Gia Cát Lượng đã tấu khúc nhạc “đắc thắng trở về” và cho quân hô: “bắt sống Chu Du!”. Chu Du tức tối, điên tiết, vết thương cũ bị vỡ ra và ngã ngựa. Quân Ngô rút quân, khi đến ven núi, thì nghe thấy Gia Cát Lượng tấu “Trường Hà Ngâm” mà Chu Du sáng tác. Gia Cát hết lời khen ngợi sự tinh tế, chí lớn và sự tài hoa của tác giả khúc nhạc, khuyên Chu Du không nên đòi Kinh Châu mà nên hợp tác để diệt giặc Tào. Cuối cùng, Chu Du cũng vì thế mà tươi sống tức chết. 

 

Dung (SHTT)