Nhiều người mệt mỏi, gặp xui xẻo vì phạm một trong 10 đại kị này khi cúng cô hồn Rằm tháng 7

15/08/2024 13:55:05

Nhiều người khi còn sống có tâm địa tham lam tiền bạc, khi chết đi lại là vong lang thang, không ai thờ cúng nên tà niệm về tiền bạc vô cùng lớn. Nếu hóa vàng mã tùy tiện sẽ khiến năng lượng xấu đến nhiều và đi theo người hay đốt vàng mã.

Theo quan niệm dân gian, việc chuẩn bị lễ cúng rằm tháng 7 âm lịch nếu không được tươm tất thì dễ gặp nghiệp chướng, tai họa. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa mâm cúng phải cầu kỳ, có gì chuẩn bị nấy, tránh rườm rà, phô trương.

Đây cũng là điều mà quan điểm nhà Phật muốn hướng đến. Chuẩn bị đồ cúng ngày rằm, cúng cô hồn phải xuất phát từ lòng từ bi, trắc ẩn, độ lượng dành cho những vong hồn không nơi nương tự; sự cảm tạ chân thành tới Phật, thần linh, tổ tiên, cha mẹ và mở rộng tình thương tới muôn loài.

1. Tháng 7 âm không cúng chúng sinh, cô hồn trong nhà

Tháng 7 âm muốn cúng chúng sinh, cô hồn chỉ nên cúng ngoài sân, ngoài đường, hoặc đăng kí cúng ở đình, chùa... Bởi theo khoa học tâm linh nếu cúng chúng sinh, cô hồn trong nhà (như phòng khách, phòng thờ, sân thượng của nhà dân xây từ mặt đất lên nhiều tầng) thì sau khi đến thụ hưởng đồ cúng những phần âm, năng lượng xấu sẽ lưu luyến không rời đi sẽ quấy nhiễu người sống trong nhà. Nhẹ thì làm người trong nhà vướng duyên âm, hay bị bóng đè. Nặng hơn thì thần trí bất ổn như người đa nhân cách, hay bị ốm đau liên miên...

2. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã

Nhiều người mệt mỏi, gặp xui xẻo vì phạm một trong 10 đại kị này khi cúng cô hồn Rằm tháng 7
Ảnh minh họa

Nhiều người khi còn sống có tâm địa tham lam tiền bạc, khi chết đi lại là vong lang thang, không ai thờ cúng nên tà niệm về tiền bạc vô cùng lớn. Nếu hoá vàng mã tùy tiện sẽ khiến năng lượng xấu đến nhiều và đi theo người hay đốt vàng mã.

3. Không nên đọc tên tuổi trong văn khấn chúng sinh

Trong văn khấn cúng chúng sinh không nhất thiết phải đọc tên tuổi, địa chỉ của người cúng và những người thân trong nhà, bởi làm Phúc không nhất thiết phải đợi báo ân.

Thế giới tâm linh cũng quan niệm có thiện vong và tà vong. Việc không xưng danh để tránh các năng lượng xấu gây ảnh hưởng không tốt tới người sống. Văn khấn chúng sinh cũng không ghi tên tuổi địa chỉ của chủ lễ và người thân.

4. Khi cúng nên mang theo đồng bạc chữ Phúc/Thọ hoặc nón rách, dao nhỏ

Khi  cúng chúng sinh, cô hồn nên mang theo người đồng tiền bạc có mặt chữ Phúc, hoặc chữ Thọ tượng hình.

Nhà có cái nón rách cũng có thể mang theo để khi thấy gai gai người, hay bất an thì đốt ngay chiếc nón và hơ quanh người mình.

Hoặc mang theo nhiều củ tỏi ta, 1 con dao nhỏ để thấy bất an thì lấy dao bổ tỏi ép nước bôi vào giữa trán, nhân trung, sau gáy và vùng xương đĩa đệm cuối lưng.

Tất cả những việc làm trên nhằm tăng cường năng lượng dương, giúp cơ thể tránh bị ảnh hưởng xấu của năng lượng âm.

5. Không mặc quần áo màu đen, hay đen trắng khi cúng chúng sinh, cô hồn

Theo quan niêm dân gian, đó là những màu sắc mang năng lượng âm cao, là màu của tang chế.

Khi đứng cúng, hoặc tham gia lễ cúng chúng sinh, cô hồn áo nên mặc màu đỏ, hồng, cam, vàng, xanh ngọc... những màu sắc tươi sáng.

6. Trước ngày cúng giữ thân thể sạch sẽ

Trước ngày cúng chúng sinh, cô hồn chủ lễ nên giữ thân thể thanh tịnh (dân gian kiêng sinh hoạt tình dục). Ngoài ra còn những kiêng kị ăn uống sau nhằm giúp cơ thể sạch sẽ, tránh hôi hám.

Ngoài ra kiêng ăn mắm tôm, mắm tép, tỏi, tiết canh.

Kiêng ăn cá chép, ba ba, rùa, rắn, lươn, trạch, thịt chó, thịt mèo.

Hạn chế ăn các con vật tượng trưng cho tứ linh như chó, mèo, ly, rùa, ba ba, rắn, lươn, chạch (là quy, huyền vũ - quy xà ), cá chép (cá chép hoá rồng là Long)...

Kiêng uống rượu cao hổ cốt, rượu ngâm rắn hay ngâm động vật, kiêng bôi mỡ trăn.

7. Thắp hương kiêng trẻ em ở gần mâm cỗ

Nhiều người mệt mỏi, gặp xui xẻo vì phạm một trong 10 đại kị này khi cúng cô hồn Rằm tháng 7 - 1
Ảnh minh họa

Khi mâm cỗ cúng đã lên hương tuyệt đối không để trẻ em ở gần mâm cúng vừa tránh trẻ không ăn vụng đồ cúng, và cũng để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của trẻ trong tháng cô hồn. Mặt khác, trẻ nhỏ thì phần thể phách hồn vía còn chưa ổn định và chưa thể có đủ định lực tự bảo vệ mình trước những năng lượng tâm linh mang tính âm cao.

8. Kiêng chó, mèo đen đến gần mâm cúng

Trong khi cúng lễ mà có mèo đen, hay chó đen đến ngồi gần mâm lễ thì cần cúng nhanh và sớm rời khỏi chỗ cúng. Bởi theo tâm linh rất có thể đang có một "ngạ quỷ", hay thế lực tâm linh mang năng lượng âm cực vượng hiển linh ở đó – mà người cúng có năng lượng dương yếu hơn có thể sẽ bị áp chế, hoặc gặp điều không tốt nếu ở đó lâu.

Nếu có bướm, chuồn chuồn, đom đóm bay đến thì cứ bình tĩnh cúng lễ đến nơi đến chốn - vì theo tâm linh thì đang có một số vong linh đến thụ hưởng đồ lễ cúng và là thiện vong, không ảnh hưởng xấu đến người dương trần...

9. Bước qua lửa

Cúng chúng sinh, cô hồn xong, hay ra nghĩa trang, tới nơi năng lượng xấu về thì trước khi bước vào cửa nhà đàn ông cần bước qua lửa 7 lần, nữ bước qua lửa 9 lần rồi mới đi vào trong nhà.

Do lửa nóng ấm mang năng lượng dương cao sẽ giúp thể phách của nam (7 vía) của nữ (9 vía) được định khí, đẩy đi các năng lượng xấu, năng lượng âm tiêu cực không theo vào nhà, còn giúp cơ thể cân bằng âm dương và khỏe mạnh, bình thường trở lại.

10. Thay trang phục đã đứng cúng

Sau khi cúng chúng sinh cúng cô hồn bước vào nhà phải thay ngay trang phục đã đứng cúng lễ.

Uống ngay 1 cốc trà gừng. Ai huyết áp thấp có thể uống trà gừng mật ong.

Ở thành phố, thị trấn hiện đại thì chuẩn bị hộp cao/dầu nóng, hay máy sấy tóc.

Đun sẵn nồi nước lá xông (sả, hương nhu, mùi thơm, lá bưởi, lá nếp...) để cúng xong vào xông 10-15 phút, rồi lau khô toàn thân (không tắm ) – nhất là người già trên 60 tuổi, người huyết áp thấp, người có tiền sử đột quị, người yếu bóng vía, người hay bị bóng đè, mộng du, mới ốm dậy… mà vẫn phải lo toan lễ cúng.

Nhanh gọn nhất là lấy cao nóng bôi dọc trục cột sống phần xương cụt, bôi vào ngay sau gáy, 2 bên thái dương, nhân trung, 2 lòng bàn chân, 2 mu mặt bàn tay ở huyệ Khốc Khấp (huyệt Hợp cốc) và xoa bóp.

Xoa dọc trục từ gáy xuống xương cụt và tại mỗi điểm xoa xoay thuận chiều kim đồng hồ.

Tại hai bên lòng bàn chân cần xoa day lòng bàn chân, sau đó xoa thuận chiều kim đồng hồ ở mỗi lòng bàn chân.

Cuối cùng dùng máy sấy chỉnh chế độ phù hợp sấy một chiều từ đỉnh đầu chạy dọc trục cột sống xuống đến vùng xương cụt - vùng dễ bị thoát vị đĩa đệm nhất.

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã chia sẻ những kinh nghiệm trên đây nhằm giúp người dân tránh phạm phải những kiêng kị trên để bớt mệt mỏi, xui xẻo, đen đủi trong tháng 7 âm. Theo quan niệm phong thủy, những "chiêu" này nhằm tăng cường dương khí và thể phách của nam (7 vía) của nữ (9 vía) được định khí và đẩy đi các năng lượng xấu, năng lượng âm tiêu cực. 

Chuẩn bị mâm cúng cô hồn rằm tháng 7

Ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội…

Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch). Lưu ý đầu tiên khi chuẩn bị đồ cúng cô hồn vào ngày rằm tháng 7 đó là mâm cúng này cần được thực hiện ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà.

Đồ lễ cần đảm bảo có đủ các thành phần sau:

15 lễ tiền vàng trở lên.

20 đến 50 bộ quần áo chúng sinh.

Tiền trinh, hoa quả ngũ sắc.

Bỏng khô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, đủ mệnh giá).

Nếu có cháo loãng thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa).

Ngoài ra, nên cúng cô hồn vào buổi chiều tối vì ban ngày ánh nắng Mặt Trời rất mạnh trong khi các cô hồn vừa được thả ra rất yếu.

Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.

Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.

NT (SHTT)

Nổi bật