Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn để tránh hồn xiêu phách lạc, ai cũng nên biết

05/08/2024 15:25:31

Theo dân gian, tháng 7 Âm lịch hay còn gọi là "tháng cô hồn", vào tháng này, quỷ môn quan được mở ra, âm khí có thể tràn lên dương gian, trong đó, ngày 14/7 âm lịch là ngày âm khí nặng nhất, cần chú ý những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn để tránh hồn xiêu phách lạc.

Vì sao tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn?

Có rất nhiều cách lý giải về điều này. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những cách lý giải ấy đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả là đề cao việc báo hiếu và làm phúc.

TS Dương Hoàng Lộc, Trưởng bộ môn Nhân học - Tôn giáo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho biết, tháng cô hồn kéo dài từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/7 âm lịch hàng năm. Quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn có từ lâu và mang tính phổ biến.

TS Lộc lý giải: "Vi Lê Minh - nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc, ghi nhận nhiều địa phương ở Trung Quốc gọi tháng 7 âm lịch là Quỷ tiết và Thi cô. Các cách gọi đó thể hiện thời điểm để mọi người cầu nguyện cúng vái. Niềm tin trên bắt nguồn từ Đạo giáo, sau đó ảnh hưởng mạnh mẽ trong dân gian Trung Quốc. Lâu dần, dân gian Trung Quốc lưu truyền quan niệm cõi âm do Địa quan Đại đế quản lý".

 

Chính vì thế, tháng 7 âm lịch, đặc biệt là ngày rằm của tháng này trùng với ngày sinh nhật của Địa quan Đại đế nên cửa địa ngục sẽ mở. Điều này đồng nghĩa với việc ma quỷ, vong hồn quay lại trần gian mang theo những tai ương, xui rủi cho nhân gian.

Do đó, ngày rằm tháng 7, dân gian Trung Quốc bày hương án cúng tế ma quỷ, thả đèn trôi sông, nhằm chỉ lối dẫn đường cho các linh hồn, ma quỷ bị chết oan từ nhiều kiếp trước bước qua cầu Nại Hà để đầu thai.

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn để tránh hồn xiêu phách lạc, ai cũng nên biết
Ảnh minh họa: Internet

Còn ở Việt Nam, quan niệm dân gian cho rằng, tháng 7 âm lịch là Địa quan xá tội, tức những vong hồn dưới âm phủ được lên cõi trần gian. Do đó, người ta bày mâm cúng thí thực cô hồn. Các chùa thiết lập trai đàn chẩn tế, để "tài pháp nhị thí" cho các cô hồn ngạ quỷ vất vưởng.

Tháng 7 âm lịch cũng là dịp con cháu đến chùa cầu siêu cho ông bà tổ tiên đã qua đời. Phong tục trên hướng con người đến việc mở rộng tấm lòng, quan tâm, chia sẻ với những hoàn cảnh bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống.

Năm 2024, tháng cô hồn sẽ vắt qua 2 tháng dương lịch, kéo dài từ ngày 4/8 (tức 1/7 âm lịch) đến hết ngày 2/9 (tức 30/7 âm lịch).

Tháng cô hồn kiêng gì?

Tùy từng phong tục tập quán của mỗi vùng miền mà người dân truyền tai nhau những điều kiêng kỵ tháng cô hồn có sự khác biệt. Tuy nhiên, tựu chung lại, những vấn đề kiêng kỵ dưới đây là phổ biến nhất.

1. Kiêng kỵ những điều này vào đêm khuya trong tháng cô hồn

Đi chơi đêm: Dân gian cho rằng, đêm tối là bạn đồng hành của ma quỷ, càng tối muộn âm khí càng mạnh, dương khí càng yếu, con người yếu đuối, dễ bị bắt mất hồn. Đây cũng là thời điểm ma quỷ "lộng hành" mạnh nhất, vì thế, nên hạn chế đi chơi quá khuya.

Đi tắm vào buổi đêm khuya: Tương tự, không nên đi tắm vào buổi đêm, điều này sẽ mang lại rất nhiều phiền toái, vừa không tốt cho sức khỏe, lại dễ dẫn dụ vong theo. Lúc này, các vong linh rất thích chơi trò kéo chân bạn, nguy cơ tử vong là rất lớn.

Huýt sáo, gọi tên nhau vào buổi tối: Buổi tối huýt sáo sẽ dễ “dẫn dụ” các vong linh bởi các vong linh rất “thích” tiếng sáo. Đồng thời, khi đi vào buổi tối không gọi tên nhau, ma quỷ nghe thấy sẽ nhớ tên và lần theo đó mà gây hại, có thể bắt người để xuống chơi cùng hoặc nhập hồn để quay về dương gian.

Vỗ vai: Tương truyền rằng nếu trong tháng 7 âm lịch mà đi đến nơi hoang vắng thì khi thấy người khác vỗ vai hay gọi tên mình, tốt nhất đừng nên quay đầu lại. Hơn nữa, theo quan niệm dân gian, trên cơ thể mỗi người có 3 ngọn lửa, một ở trên đầu, hai ở trên hai vai. Đó là ba ngọn lửa bảo vệ tinh thần và nguyên khí của con người. Nếu bạn nghe thấy người khác gọi tên đầy đủ hay vỗ vai mình mà quay đầu lại thì dễ khiến cho ngọn lửa bị tắt, ma quỷ từ đó có thể nhân cơ hội bắt mất hồn vía bạn.

Chơi trốn tìm vào ban đêm: Các vong linh rất thích dọa người, thời điểm bạn đang trốn một mình trong bóng tối là thời điểm bạn dễ bị “dọa” nhất.

Thức quá khuya: Lúc cơ thể con người mệt mỏi nhất là đêm khuya, lúc này âm khí lại là lúc vượng nhất, vì vậy bạn không nên thức quá khuya.
Kiêng nhổ/ cạo lông chân: Dân gian có câu “một sợi lông chân quản ba con quỷ”, nếu nhổ lông chân trong tháng cô hồn dễ gặp phải xui xẻo, trắc trở trong cuộc sống, công việc làm ăn. Người nào càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần. Do đó, người ta cho rằng càng nhiều lông chân thì dương khí càng vượng, ma quỷ sẽ không dám lại gần. Việc cạo lông chân thì cũng giống như phá bỏ mất lớp áo giáp bảo vệ mình khỏi ma quỷ vậy.

2. Kiêng chi khoản tiền lớn

Đây là một trong những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn được rất nhiều người làm nghề buôn bán, kinh doanh tuân thủ. Họ thường kiêng xuất tiền, trả nợ trong ngày mùng 1 đầu tháng cô hồn nói chung vì sợ hao tài tán lộc.

Sự kiêng kỵ này thường kéo dài quá Rằm, thậm chí là hết tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên, hiếm có ai sống cả tháng mà không phải chi tiền, người ta chỉ hạn chế xuất những món tiền lớn hoặc hạn chế chi tiền trả nợ mà thôi.

3. Kiêng làm việc lớn: Cưới hỏi, xây dựng nhà cửa

Người Việt cho rằng tháng này nhiều âm khí, không may mắn tốt lành nên tốt nhất cần hạn chế hay kiêng kỵ chuyện cưới hỏi, xây nhà, động thổ.

Nhiều người quan niệm, tháng Cô hồn mà làm việc đại sự này thì cưới xin hôn nhân không hạnh phúc, xây nhà thì gia trạch không yên ổn nên tuyệt đối không tiến hành, kể cả là những việc có liên quan tới hai việc lớn kể trên.

4. Kiêng mua đồ đạc, ký kết hợp đồng

Người Việt quan niệm tháng ma quỷ làm gì cũng xui, kí hợp đồng thì làm ăn hỏng, mua xe thì xe hỏng, mua đồ thì đồ hỏng nên để sang tháng tiếp theo thì mọi chuyện hanh thông, thuận lợi hơn.

5. Kiêng nhặt tiền lẻ rơi trên đường

Tiền này là của các vong linh, nếu bạn nhặt nghĩa là xâm phạm vào đồ của các vong linh ấy, bạn sẽ gặp rủi ro.

Nhiều người tin rằng, trong tháng cô hồn, các cô gái phải cho đàn ông sờ ngực để không bị linh hồn bắt đi làm vật tế hay kị nhặt tiền rơi vì sợ đó là bẫy của

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn để tránh hồn xiêu phách lạc, ai cũng nên biết - 1
Ảnh minh họa: Internet

6. Kiêng cắm đũa giữa bát cơm

Đây là hình thức tế bái, tương tự như cắm hương ở bát hương, khi bạn cắm đũa vào giữa bát cơm thì sẽ có ý là mời các vong linh tới “ăn cùng”.

7. Kiêng kỵ liên quan đến đồ dùng cá nhân mỗi người

Phơi quần áo ban đêm: Quần áo ướt dễ làm cho sóng điện tích tụ, phơi quần áo ướt chẳng khác nào tạo ra hãm tịnh trảo quỷ (cạm bẫy), như vậy, các vong linh sẽ tìm tới bạn để gây rắc rối. Ngoài ra, có quan điểm cho rằng cần kiêng phơi quần áo ban đêm, vì ma quỷ nếu trông thấy có thể sẽ “mượn tạm” mặc. Khi đó thì sẽ có chuyện không hay xảy ra nếu chúng ta mặc lại.

Để dép lê ngay ngắn cạnh giường: Các vong linh nhìn vào đôi dép sẽ biết bạn đang ở chỗ nào, nếu dép lê hướng vào giường thì các vong linh coi đó như một "lời chỉ dẫn", sẽ lên giường và ngủ cùng với bạn.

Để tóc bù xù khi ngủ: Tháng cô hồn, khắp nơi đều là cô hồn dã quỷ, nếu tóc tai bù xù họ sẽ cho rằng bạn là đồng loại, và sẽ gọi bạn để “tám chuyện”.

8. Kiêng kỵ liên quan đến lời nói và hành động

Thề thốt, nói bậy: Không nên thề thốt hay nói bậy bất cứ điều gì trong tháng này, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 11 giờ đến 12 giờ 45 phút trưa hoặc từ 18 giờ chiều cho đến rạng sáng.

Hù dọa người khác: Không hù dọa người khác và khuyến cáo người khác không hù dọa mình vì giật mình khiến hồn phách tiêu tán, ma quỷ thừa cơ xâm nhập chiếm lấy cơ thể.

Tùy tiện quàng vai bá cổ người khác: Con người có 3 ngọn lửa trên đầu và hai bên vai, nếu mà khoác vai nhau thì ngọn lửa hai bên vai sẽ bị dập tắt và các vong linh nhân cơ hội này sẽ trèo lên vai.

Tùy tiện quay đầu lại: Khi bạn đang đi ngoài đường ở nơi hiu quạnh, chợt cảm thấy giống như có người gọi mình, không nên quay đầu lại, bởi rất có thể là một linh hồn nào đó đã gọi bạn.

Đi một mình: Khi bạn đi một mình thì dễ bị các vong linh “chú ý”, tốt nhất là đi đâu thì nên rủ người đi cùng nhé.

Nhắc tới đến ma, quỷ trong câu chuyện: Trong những ngày này, trên dương gian âm khí cực mạnh, có ở khắp nơi vì vậy, nên thận trọng từ lời nói tới việc làm, kị nói những từ xui xẻo, cũng không nói linh tinh đề phòng âm linh ngay bên cạnh.

Chụp ảnh buổi tối: Chụp ảnh vào buổi tối đôi khi vô tình thu lại được hình ảnh của các vong linh, các vong linh sẽ chụp ảnh cùng bạn và theo về nhà.

Bắt chuồn chuồn, châu chấu: Dân gian cho rằng hai loài côn trùng này là hóa thân của quỷ hồn, nếu tùy tiện bứt chúng thì cần thận, bạn đang dẫn âm linh về nhà đó.

9. Kiêng kỵ tháng cô hồn liên quan đến việc lui tới các địa điểm

Kiêng lui tới nơi nhiều âm khí: Nghĩa trang, bãi đất hoang, vùng ao hồ sông nước nguy hiểm thường có nhiều âm khí, nhiều linh hồn vất vưởng, hạn chế tới vào buổi tuổi, chính ngọ buổi trưa, nhất là những người sức khỏe yếu, yếu bóng vía, trẻ nhỏ.

Kiêng ngủ ở bệnh viện: Bệnh viện là nơi nhiều âm khí. Vì thế, khi ngủ ở bệnh viện trong tháng cô hồn không nên tắt đèn, ngược lại hãy bật đèn để có ánh sáng dương khí, giấc ngủ sẽ yên ổn hơn, hồn phách không vị vong âm quấy nhiễu.

Kiêng đi những chuyến xe muộn: Những chuyến xe muộn nói đến ở đây là những chuyến xe vào khoảng từ 11h đêm đến 1h sáng, bởi đó là lúc âm khí vượng nhất trong ngày, nếu không tránh được thì phải cẩn thận kẻo bị vong hồn ma quỷ bám theo về nhà.

10. Kiêng kỵ liên quan đến đốt vàng mã tháng cô hồn

- Kiêng đốt tiền vàng tùy tiện: Một trong những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn chính là việc tùy tiện đốt vàng mã. Tháng cô hồn cũng là tháng của quỷ đói, chúng thiếu thốn mọi thứ nên luôn lang thang khắp nơi.

Hành động đốt tiền vàng là hành động gửi tiền vàng và đồ dùng cho các vong linh, bởi vậy, càng đốt nhiều tiền vàng thì vong linh tới càng nhiều, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, vận hạn của bạn.

- Kiêng dẫm đạp lên tro bụi tiền vàng: Vàng mã là tế phẩm cho cõi Âm, khi đốt cháy, các vong linh sẽ tụ tập xung quanh để thưởng thập. Nếu bạn nhảy, dẫm lên tro của vàng mã thì là xâm phạm với các vong linh, bạn sẽ không thể tránh khỏi xui xẻo.

11. Kiêng ăn vụng đồ cúng tế

Đồ cúng cô hồn đương nhiên là dành cho ma quỷ, chưa được sự đồng ý của chúng mà ăn vụng thì khó tránh khỏi những tai ương phiền phức.

Dân gian cũng quan niệm, đồ của người âm nếu chưa cúng, chưa thắp hương xong, hương chưa tàn, chưa vái lạy hay xin phép mà đã ăn vụng đồ cúng bái thì ngay lập tức sẽ gặp xui rủi.

Ngoài ra, việc giật đồ cúng cũng là hành động không nên làm trong dịp này để tránh rước xui xẻo vào người.

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn để tránh hồn xiêu phách lạc, ai cũng nên biết - 2
Ảnh minh họa: Internet

12. Kiêng mua gì tháng cô hồn?

Rất nhiều người kiêng kỵ việc mua bán xuất tiền lớn trong tháng 7 âm lịch. Đa phần là người kinh doanh buôn bán. Tuy nhiên cũng có số ít người kiêng mua sắm nhà cửa, xe cộ...

Kiêng mua nhà: Mua nhà là việc đại sự, nên chọn thời điểm lý tưởng để mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, may mắn. Tháng cô hồn âm khí vượng, dễ hấp thụ điều xui xẻo, nên người ta thường tránh mua nhà.

Kiêng mua xe cộ: Tháng 7 âm lịch là thời điểm xá tội vong nhân nên việc mua xe được cho là sẽ đem lại xui xẻo, đem lại điềm gở cho gia đình.
Kiêng mua vàng: Không ít người cho rằng ma quỷ có thể sẽ “ám” vào số vàng tích trữ trong nhà, mang theo âm khí làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như con đường tài vận của gia chủ.

Kiêng mua sắm quần áo, đồ nội thất: Việc làm này dễ đưa các vong hồn theo về nhà, đem lại xui xẻo cho gia chủ.

Mua đồ cũ, đồ cổ: Không mua, rước về nhà đồ cổ, đồ cũ. Vật dụng cổ nhất là những thứ dễ chứa linh hồn như búp bê, gương lược, quần áo,… vì rất có thể chủ nhân cũ đang trú ngụ trong đó. Rước vào nhà không chỉ quấy phá gia đình mà còn chiếm đột linh hồn người trong nhà để trở về dương gian.

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm là tháng cô hồn hay còn gọi là tháng mở cửa mả. Nó được coi là tháng của người âm, không đem lại may mắn.

13. Kiêng ăn gì tháng cô hồn?

Một số nơi người ta kiêng ăn các món này trong tháng cô hồn: cháo trắng, thịt vịt, cá mè, thịt chó, mực, sầu riêng, lê, cam, chuối. Tùy từng phong tục mỗi nơi mà có sự kiêng cữ khác nhau.

Có nơi còn kiêng ăn đậu phụ, trứng gà với lý do: Đậu phụ là vật tượng trưng cho não bộ của ma quỷ, còn vỏ trứng thì giống như đầu của quỷ.

Ở Hồng Kông khi làm lễ tế trong tháng cô hồn, nhất định phải chuẩn bị đậu phụ và giá đỗ. Tương truyền ma quỷ ở âm phủ không được ăn uống, thức ăn đưa lên mồm chưa kịp ăn đã bốc cháy biến thành tro bụi.

Đậu phụ và giá đỗ có thành phần nước khá cao, không dễ bốc cháy nên dùng nó làm đồ tế để hy vọng có thể giúp cho quỷ đói được no đủ.

14. Kiêng treo chuông gió ở đầu giường

Chuông gió treo đầu giường dễ chiêu nhiễu các vong linh và thời điểm ngủ là thời điểm linh hồn dễ xâm nhập vào giấc ngủ của bạn.

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn để tránh hồn xiêu phách lạc, ai cũng nên biết - 3
Ảnh minh họa: Internet

15. Kiêng dựa vào tường

Các vong linh bình thường rất thích chốn lạnh lẽo nên thường ngự trên tường để nghỉ ngơi, đứng dựa vào tường đồng nghĩa với việc rất có thể bạn đang đứng cạnh một “ai đó”.

16. Chơi bói chén hay các trò bói toán

Bình thường chơi bói chén đã có nhiều chuyện không tưởng rồi, huống chi lại chơi bói chén trong tháng cô hồn.

17. Tổ chức sinh nhật quá khuya

Có lẽ những người sinh vào tháng 7 âm lịch sẽ phải chịu chút thiệt thòi, bởi nếu tổ chức sinh nhật vào ban đêm thì chưa biết chừng sẽ sinh nhật bạn sẽ có sự tham gia của những “người” không quen biết nữa. Tốt nhất vẫn nên mừng sinh nhật vào ban ngày.

18. Phụ nữ khi "đến tháng" cần tránh đến nơi tế lễ

Theo quan niệm dân gian, phụ nữ khi đến tháng không được sạch sẽ, không được xuất hiện ở nơi tế lễ kẻo mạo phạm thánh thần, gây ra những chuyện bất lợi, khiến cho mọi sự không được suôn sẻ, hanh thông.

Dù điều đó có đúng hay không thì quả thực phụ nữ khi đến tháng sức khỏe cũng yếu hơn, cần giữ gìn sức khỏe, đến những nơi có từ trường mạnh dễ bị ảnh hưởng, nên cẩn trọng là hơn.

19. Kiêng dự đám tang trong tháng cô hồn?

Không ít người có tâm lý né tránh, kiêng dự đám tang tháng cô hồn vì lo sợ sẽ bị vong hồn bám theo về nhà rồi từ đó quấy nhiễu, gây đau ốm, bệnh tật hay xui xẻo. Đây là quan niệm khá phiến diện, sai lầm.

Nhìn dưới góc độ khoa học, khi chết, cơ thể bắt đầu tan rã, chỉ sau khoảng 10 giờ đồng hồ, cơ thể người chết sẽ phân hủy mạnh và khuếch tán. Những thủ tục ma chay quá rườm rà sẽ khiến người phục vụ và người tham dự đám tang lâu hơn, gây mệt mỏi.

Thêm vào đó, tháng 7 âm lịch còn gọi là tháng ngâu, mưa nhiều, thời tiết lại biến đổi thất thường, khiến cơ thể con người chưa kịp thích nghi với thời tiết nên dễ ốm đau, cảm nhiễm hàn khí…

Nhiệt độ nóng ẩm còn khiến vi khuẩn, côn trùng gây hại phát triển nên dễ gây bệnh, vì thế lại cho rằng tháng cô hồn bị ma quỷ quấy phá.

Theo ông Đỗ Trọng Khuê (Viện Nghiên cứu Ứng dụng tiềm năng con người), để tránh hơi lạnh từ người chết, trong dân gian thường nấu canh gừng, uống rượu hâm nóng cho người phục vụ lâu trong đám tang để tăng sức đề kháng, giảm bớt hơi lạnh, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Với người đi viếng đám tang, trước và sau khi viếng nên nhấp ngụm rượu tỏi, nước lá nhót, lá trầu không, bôi các loại dầu thơm như sả, trầm… sẽ giúp tăng dương khí, tránh hàn khí xâm nhập cơ thể.

 

PN (SHTT)