Nhiều người có thể thắc mắc tại sao anh ấy lại mắc bệnh ung thư dạ dày khi mới 29 tuổi? Hỏi Xia có thói quen xấu nào không, Xia cho biết mình không uống rượu, không hút thuốc, thường không thức khuya và ăn đều đặn 3 bữa/ngày.
Ngoài ra, Xia không có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày, bố mẹ, ông bà nội của anh đều khỏe mạnh.
Qua hỏi thăm thói quen ăn uống của Xia, các bác sĩ thấy rằng thanh niên 29 tuổi này thường thích đồ muối chua và hun khói, theo lời của anh thì hầu như ngày nào anh cũng ăn.
Xia kể rằng anh bắt đầu học đại học từ năm 18 tuổi và lên thành phố, vì người dân ở đây thích ăn đồ chua và hun khói nên mất một thời gian dài anh cũng đã quen với nó. Thậm chí, Xia gần như đã đạt đến trạng thái ''nghiện'' ăn đồ muối và đồ hun khói.
Hầu như ngày nào anh cũng ăn đồ chua, hun khói, buổi sáng Xia ăn một tô bún hoặc cháo với củ cải muối, buổi trưa và tối thì thịt ba chỉ, kim chi, giăm bông là những món anh thích nhất.
5 nhóm thực phẩm gây ung thư dạ dày
1. Ăn các loại thịt chế biến sẵn
Các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, đồ hộp...là một trong những loại thực phẩm gây ung thư dạ dày và làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh ung thư khác do hàm lượng chất bảo quản cao. Mặc dù đây là loại thực phẩm được ưa chuộng bởi sự tiện lợi và ngon miệng, tuy nhiên bạn nên hạn chế sự dụng chúng để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.
2. Dưa cà muối đã lên men
Khi ăn dưa, cà muối là ăn chất chua, tức axit vào dạ dày gây tăng dịch, nồng độ axit, gây viêm, sau đó là loét dạ dày. Tuy nhiên, quá trình này chỉ xảy ra khi chúng ta ăn dưa cà muối trường kỳ với số lượng lớn, còn ăn ít sẽ không sao.
Hơn nữa, ăn dưa cà đúng cách là khi món ăn đã đạt đủ độ chín, không nên ăn xổi, còn xanh và hăng vì lúc này các chất có trong quá trình lên men sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Những người bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng nên hạn chế ăn món ăn này.
3. Thực phẩm nhiều muối
Thực phẩm chứa nhiều muối cũng nằm trong danh sách các loại thực phẩm gây ung thư dạ dày. Thói quen ăn uống này người Việt Nam thường xuyên mắc phải nhưng đây lại là căn nguyên của 80% trường hợp mắc ung thư dạ dày. Giải thích cho điều này, các nhà khoa học cho rằng, ăn mặn tạo điều kiện cho vi khuẩn HP phát triển - nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày hàng đầu.
4. Thực phẩm chiên rán
Dầu ăn chiên đi chiên lại ở nhiệt độ cao sẽ có nguy cơ khiến người sử dụng mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn người bình thường. Ở nhiệt độ cao, dầu sẽ biến tính, tạo thành chất độc, chất độc đó được tích tụ lại, trở thành thực phẩm gây ung thư dạ dày nói riêng và nhiều dạng ung thư khác.
Thực phẩm bị chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) và heterocyclic amines (HCAs), đây đều là các hợp chất gây ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm. Do vậy để tránh mắc ung thư đường tiêu hóa, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, nếu có chiên rán đồ ăn tuyệt đối không sử dụng dầu đã chiên đi chiên lại, dầu bị khét, đổi màu, dầu có cặn...
5. Thực phẩm cay nóng
Món ăn cay, nóng là thực phẩm gây ung thư dạ dày thường được các chuyên gia sức khỏe nhắc tới. Thói quen ăn uống phổ biến này chính là tác nhân khiến bệnh ung thư dạ dày trở thành một trong 10 bệnh ung thư nguy hiểm nhất thế giới.
Tiêu thụ đồ ăn cay nóng sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị viêm loét, lâu dần phát triển thành ung thư dạ dày. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa khá yếu, chỉ thích hợp với những loại thực phẩm có độ nóng vừa phải, thói quen thường xuyên ăn thực phẩm nóng với số lượng lớn trong thời gian dài có thể đốt cháy màng nhầy trong dạ dày, gây ra những biến đổi tiêu cực, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày….
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, các triệu chứng chưa xuất hiện rõ rệt và hầu hết được phát hiện khi các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác trong cơ thể. Trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, cần thận trọng kiểm tra bệnh lý định kỳ, tránh tình huống xấu chuyển hóa thành ung thư.
Tuy vậy, người bệnh cần chú ý đi kiểm tra sức khỏe ngay khi phát hiện một số dấu hiệu ung thư dạ dày sau:
Sụt cân: Đây là một trong những triệu chứng cơ bản khi mắc bệnh ung thư dạ dày. Tình trạng sụt cân xảy ra nhanh chóng khi bệnh bước sang giai đoạn tiến triển, thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.
Đau bụng: Bắt đầu với những cơn đau từng đợt, tuy nhiên, tình trạng đau bụng sẽ càng trở nên trầm trọng khi người bệnh bước sang những giai đoạn sau của bệnh ung thư dạ dày, thậm chí dùng thuốc cũng không thuyên giảm...
Chán ăn: Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư dạ dày, đi kèm với nó là hiện tượng khó nuốt, cảm giác thức ăn luôn bị tắc nghẽn ở cổ họng.
Đầy bụng sau khi ăn: Người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó chịu và buồn nôn sau khi ăn.
Nôn ra máu: Khi xuất hiện hiện tượng nôn ra máu thường xuyên, chúng ta cũng cần phải suy xét về khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày.
Đi ngoài phân đen: Hầu hết triệu chứng này sẽ xuất hiện ở những người mặc bệnh viêm loét dạ dày như một dấu hiệu nhận biết bệnh có thể đã chuyển hóa thành ung thư.
Về cơ bản, những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày gần giống với những bệnh lý dạ dày khác, vì vậy, bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan, chỉ đi khám khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng.
Cách phòng tránh ung thư dạ dày
Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, giàu chất xơ, vitamin và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều muối.
Không sử dụng thuốc lá, bia rượu và các chất kích thích.
Tập luyện thể thao thường xuyên.
Cần thăm khám sớm và điều trị triệt để các bệnh về dạ dày, các khối polyp, khối u lành tính trong dạ dày
Kiểm tra định kỳ và tầm soát ung thư hệ tiêu hóa sớm nếu gia đình có người bị bệnh lý khối u, ung thư tiêu hoá…
PN (Nguoiduatin.vn)