Theo thông tin trên Pháp Luật & Bạn Đọc, chú Cải năm nay ngoài 40 tuổi (Trung Quốc), khi còn trẻ nhà rất nghèo, để cải thiện cuộc sống của gia đình chú bắt đầu làm việc tại công trường từ tuổi đôi mươi và chịu nhiều thiệt thòi. Dù điều kiện ở nhà ngày một tốt hơn nhưng chú vẫn luôn bận rộn mỗi ngày, sau khi xuống công trường, hàng ngày chú sẽ làm thêm một số việc lặt vặt khác.
Tuy nhiên, một thời gian trở lại đây, chú Cải luôn cảm thấy bụng đau âm ỉ, ngay cả những món dưa chua mà chú thích ăn thì giờ đây cũng khiến chú bị nôn và buồn nôn. Chú nghĩ đó là bệnh về dạ dày và không muốn làm phiền các con nên không đến phòng khám mà chỉ tự mua thuốc giảm đau uống.
Vào một buổi sáng cách đây vài ngày, chú Cải đi làm ở công trường như thường lệ, khi chuẩn bị bắt đầu công việc thì chú bị đau chảy nước mắt ở vùng hạ sườn phải, thậm chí đau đứng không thẳng lưng được và ngất ngay lập tức trên mặt đất.
Thấy vậy, các công nhân đã nhanh chóng gọi đến số cấp cứu và đưa chú vào bệnh viện, sau khi kiểm tra thì bác sĩ phát hiện trong cơ thể chú đã xuất hiện một khoảng trống rõ rệt trong gan, tế bào ung thư có dấu hiệu lan rộng.
Chú Cải không thể bình tĩnh được một lúc lâu sau khi biết kết quả, dưới sự thuyết phục của bác sĩ, chú đã làm thủ tục nhập viện để điều trị, tuy nhiên do tế bào ung thư lây lan nhanh chóng nên dù chống lại cơn đau sau nửa năm điều trị nhưng chú vẫn không may qua đời.
Người đàn ông qua đời vì ung thư gan, bác sĩ thở dài: Uống một loại nước tương đương với tự hại mình, hãy tránh càng sớm càng tốt - Ảnh 2.
Trong quá trình điều trị của chú Cải, bác sĩ đã tìm hiểu chi tiết về chế độ ăn uống và tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư gan của chú là do nguồn nước.
Do luôn làm việc trên công trường nên khối lượng công việc tương đối lớn, mồ hôi ra nhiều, để bổ sung nước, chú Cải thường mang theo một chiếc phích nước, khi khát có thể uống một hơi cạn sạch.
Bác sĩ nhận thấy chiếc phích giữ nhiệt mà chú Cải sử dụng được làm bằng inox kém chất lượng, hàm lượng kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn, nước nóng đổ vào sẽ sinh ra các kim loại nặng như nickel, chromi, chì và các chất khác. Các yếu tố này ngấm vào nước, chú Cải uống lâu ngày sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa của gan và gây hại cho sức khỏe của gan.
Một lượng lớn kim loại nặng tích tụ trong gan sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào gan dẫn đến tế bào gan bị hoại tử và tổn thương, mô gan không thể hoạt động bình thường dẫn đến tổn thương gan và ung thư gan.
Vì vậy, khi chọn bình/phích/cốc giữ nhiệt, bạn nên chọn loại inox 304 để tránh nước uống trở thành "nước độc" gây hại cho sức khỏe.
Sai lầm khi dùng bình giữ nhiệt có thể khiến bản thân bị tổn hại, nhiễm chất gây ung thư
1. Sử dụng bình kém chất lượng, nứt vỡ
Nhiều người vì thiếu thông tin hoặc tiếc tiền nên mua những loại bình kém chất lượng hoặc không nỡ bỏ đi khi bình có dấu hiệu nứt vỡ, điều này rất nguy hiểm.
Các loại bình giữ nhiệt khi sản xuất đều sẽ được nhồi bông amiăng giữa các lớp inox để giúp cách nhiệt tốt hơn. Nhiều người lo ngại amiăng trong bình giữ nhiệt có thể gây ung thư, hại sức khỏe. Tuy nhiên, với bình chất lượng tốt, có nguồn gốc uy tín rõ ràng thì bạn không cần phải lo lắng vì amiăng trong bình giữ nhiệt chỉ là lớp hỗ trợ không tiếp xúc trực tiếp với nước đựng bên trong.
Tuy nhiên, với bình giữ nhiệt kém chất lượng, hoặc bị rạn nứt, rò rỉ, chất amiăng có thể phát tán ra ngoài gây hại đến sức khỏe. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng amiăng gây bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi.
2. Thay đổi nhiệt độ nóng lạnh bất chợt khi dùng bình
Khi dùng bình giữ nhiệt, mọi người cần lưu ý không nên thay đổi nước nóng sang nước lạnh và ngược lại một cách đột ngột. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột trong bình sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của bình, khiến bình bị co giãn.
Nếu muốn thay từ nước nóng sang lạnh thì có thể để bình trở về nhiệt độ bình thường khoảng 15 phút trước khi thay đổi nhiệt độ. Điều này sẽ giúp cho bình giữ nhiệt sẽ được lâu hơn, an toàn hơn.
3. Đựng các loại nước có tính axit, nước có gas
Thực tế việc đựng nước trái cây có tính axit trong bình giữ nhiệt không quá nguy hiểm như nhiều thông tin nói rằng sẽ làm thôi nhiễm kim loại có hại vào nước. Chỉ cần sử dụng bình có chất lượng tốt thì việc đựng đồ ăn, nước uống có tính axit không gây ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có không ít những loại bình kém chất lượng hoặc sử dụng những bình gỉ sét để đựng các loại nước trái cây có tính axit như nước sấu, nước mơ,... sẽ kích thích quá trình giải phóng kim loại nặng trong inox và gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
4. Đựng sữa trong bình giữ nhiệt
Một số người sẽ sử dụng bình giữ nhiệt để đựng sữa và uống dần trong ngày, mặc dù điều này sẽ không làm tan các chất kim loại. Nhưng theo bác sĩ Zhang Ruiting, Khoa Thận, Bệnh viện Shing Kong, sữa cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp, mặc dù nhiệt độ tăng chậm trong bình chân không nhưng rất dễ làm cho vi khuẩn phát triển và dễ bị thiu. Nếu uống phải sữa bị hỏng có thể bị tiêu chảy.
5. Cho bình giữ nhiệt vào tủ lạnh, lò vi sóng
Bình giữ nhiệt được làm từ những chất liệu riêng và có cấu tạo đặc trưng. Do đó bạn không nên cho bình vào lò vi sóng hay tủ lạnh.
Nhiều người tưởng bình giữ nhiệt có khả năng chịu nhiệt cao nên có thể cho vào lò vi sóng. Tuy nhiên việc làm này có thể dễ gây ra cháy nổ vì cấu tạo của bình bằng kim loại, không thích hợp để trong lò vi sóng. Do đó, nếu muốn hâm nóng đồ ăn, thức uống trong bình giữ nhiệt, bạn nên cho ra ngoài bát, cốc thủy tinh chịu nhiệt hay chén sứ chuyên dùng cho lò vi sóng rồi mới hâm.
Còn với tủ lạnh, nhiệt độ thấp trong tủ sẽ khiến chất lỏng trong bình giãn nở gây biến dạng bình, khiến bình mau hư hỏng. Nếu dùng bình hỏng thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
6. Lười vệ sinh bình giữ nhiệt
Shen Yanying, giáo sư tại Trung tâm Giáo dục Sức khỏe Trung Quốc cho biết, nếu bình giữ nhiệt không được làm sạch kịp thời hoặc sử dụng không đúng cách, một số lượng lớn vi khuẩn sẽ ẩn náu trong đó. Những người cẩn thận sẽ thấy bình giữ nhiệt có khá nhiều góc ngách cần vệ sinh như lớp lót bên trong, khe hở giữa nắp bình,... nên nếu không chú ý có thể vệ sinh không sạch sẽ.
Hơn nữa, với nhiệt độ và môi trường ẩm ướt trong bình, sẽ rất dễ sinh sôi các loại vi khuẩn. Hơn nữa, bản thân khoang miệng cũng là môi trường “vi khuẩn”, việc uống nước và đậy nắp bình… lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày sẽ khiến vi khuẩn bám trên miệng cốc ngày càng nhiều, tích tụ vào khe hở của nắp bình, và nó dễ dàng đi vào miệng với nước.
7. Để bình giữ nhiệt bị va đập nhiều
Nhiều người cảm thấy bình giữ nhiệt khá nặng và chắc chắn nên sẽ rất bền, thoải mái vứt lung tung khắp nơi. Thực tế, bạn cần hạn chế tối đa việc va đập bình giữ nhiệt, bởi bên trong bình giữ nhiệt có các khoảng không để cách nhiệt với bên ngoài.
Một khi bình bị va đập mạnh liên tục, các lớp kim loại xung quanh khoảng không sẽ chạm nhau và làm thu hẹp khoảng không khiến khả năng cách nhiệt của bình bị giảm sút. Ngoài ra, nếu bị va đập dẫn đến méo móp, rạn nứt thì ngoài giảm khả năng giữ nhiệt còn có nguy cơ làm thôi nhiễm amiăng vào đồ uống, gây hại đến sức khỏe khi sử dụng.
8. Không chú ý tới mức chịu nhiệt của bình
Nhiều người khi sử dụng bình ít chú ý đến mức chịu nhiệt của bình giữ nhiệt. Tuy nhiên nếu bạn để nước quá nóng có thể khiến bình nhanh hư hỏng, gây phản ứng với chất liệu bề mặt bình sản sinh chất gây hại.
Hầu hết các cốc/bình giữ nhiệt sẽ cho biết thời gian và tác dụng của lớp cách nhiệt, thường giữ được nhiệt độ trên 65 độ C trong hơn 6 giờ. Khi sử dụng nếu không để ý đến nhiệt của đồ ăn, thức uống có thể dễ bị bỏng, nhất là trẻ em khi dùng.
9. Dùng bình giữ nhiệt có phần nắp, gioăng cao su hỏng hoặc bình gỉ sét
Nếu gioăng cao su trên nắp bị hỏng, nắp bình bị lỏng sẽ khiến việc giữ nhiệt trở nên kém hơn. Nguy hiểm hơn nữa đó là bình có thể bị chảy nước nóng ra ngoài và gây bỏng. Do đó, nên thay bình nếu thấy phần nắp hay gioăng cao su đã lỏng.
Một điều cần lưu ý nữa đó là không dùng bình đã có các vết gỉ sét. Nếu có vết gỉ bạn đã chùi rửa mà vẫn không hết, thì lúc này bạn nên thay bình mới để đảm bảo cho an toàn sức khỏe của mình.
PN (Nguoiduatin.vn)