Đó là trường hợp của vợ chồng anh Liu Yuan, cùng sinh năm 1990. Họ yêu nhau thời đại học, sau khi tốt nghiệp thì kết hôn một cách suôn sẻ. Sau khi cưới nhau, anh Liu mở tiệm cắt tóc nhỏ ở thị trấn, càng ngày cửa hàng càng đông khách. Điều ấy khiến thói quen ăn uống của anh Liu phải thay đổi, có khi đến 3-4 giờ chiều anh mới được ăn cơm trưa.
Vì lo chồng làm việc kiệt sức, mỗi sáng vợ anh đều luộc cho chồng một quả trứng gà, thi thoảng chị cũng ăn trứng luộc vào buổi sáng và cảm thấy rất tiện lợi, thói quen này đã kéo dài mấy năm nay. Gần đây, người chồng luôn cảm thấy mệt mỏi vô cớ, toàn thân đuối sức.
Lúc đầu anh nghĩ là do mình đi làm về mệt, nghỉ ngơi nhiều sẽ tốt hơn. Nhưng không ngờ 2 tuần sau anh bị đau bụng, tiêu chảy và sốt cao không khỏi.
Những triệu chứng tương tự dần xuất hiện trên người vợ, lúc này gia đình họ mới nhận ra được mức độ nghiêm trọng của vấn đề nên nhanh chóng đưa nhau đến bệnh viện khám sức khỏe.
Ở bệnh viện, sau khi bác sĩ kiểm tra alpha-fetoprotein phát hiện bất thường. Sau một loạt các cuộc siêu âm, bác sĩ kết luận cả 2 vợ chồng anh Liu đều đã mắc bệnh ung thư gan.
Sau khi có kết quả, hai người họ vẫn không thể tin mình đã mắc ung thư gan, sau đó họ đã tìm ra nguyên nhân bệnh gan là do sai lầm trong cách bảo quản trứng gà của mình.
Theo lời kể của người vợ, sau mỗi lần mua trứng ở chợ, họ sẽ cẩn thận rửa sạch trứng rồi mới cho vào tủ lạnh, cách làm này tưởng chừng rất sạch sẽ nhưng lại có thể gây nhiễm khuẩn cho trứng.
Lý do là vì trên vỏ trứng sống có một lớp màng nhỏ bao bọc làm cho trứng bóng bẩy và có cảm giác trơn láng. Lớp màng này có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài xâm nhập vào lòng trứng. Việc rửa trứng có thể làm vỡ lớp màng này và khiến vi khuẩn từ vỏ trứng xâm nhập, gây nguy hiểm khi ăn. Đặc biệt, trên vỏ trứng thường có chứa Salmonella - một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, trường hợp nặng có thể gây tê liệt, tử vong cho người ăn.
Ngoài ra, khi các vi sinh vật, vi khuẩn trong không khí sẽ xâm nhập vào bên trong trứng, ăn vào sẽ làm tăng độc tố trong gan và ảnh hưởng đến sức khỏe của gan, cuối cùng gây ung thư gan.
Cách bảo quản trứng trong tủ lạnh
Việc chất lượng trứng có được bảo quản tốt hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khâu chế biến món ăn. Nếu trứng bị ung hoặc không được tươi sẽ thất bại ngay từ khâu bắt đầu chế biến.
- Khi mua trứng về thường bị bẩn, bạn phải lau sạch trứng trước khi cất trữ: Sử dụng khăn mềm để lau trứng thật sạch. Sau đó, cho trứng vào hộp đậy kín rồi mới cất vào ngăn mát tủ lạnh.
- Khi trứng đã được cất trong tủ lạnh phải đảm bảo trứng luôn ở trong tủ, không để ở môi trường bên ngoài quá lâu. Vì nhiệt độ bên ngoài cao sẽ làm cho vỏ trứng xuất hiện những hạt nước li ti thấm vào trứng, làm giảm khả năng chống vi khuẩn trứng sẽ nhanh bị hỏng hơn.
- Mẹo giúp trứng tươi được lâu hơn có thể để được đến 36 ngày, bạn có thể bôi lên trứng một lớp dầu thực vật như dầu cải, dầu vừng. Cách này chỉ thích hợp khi để trứng trong môi trường có nhiệt độ từ 25 - 32 độ C.
- Để trứng bảo quản được lâu bạn cần đặt trứng đúng cách: Thông thường, nhiều người có thói quen đặt đầu to của trứng xuống dưới, đầu bé lên nhưng theo kinh nghiệm để trứng tươi được lâu hơn, lòng đỏ không bị bám sát vào vỏ, thì bạn nên để đầu to của quả trứng lên phía trên, không để nằm, các quả trứng không chạm vào nhau.
Một số lưu ý khi bảo quản trứng
- Mẹo chọn trứng khi mua: Bạn chọn trứng gà tươi, màu trắng hồng tự nhiên, cầm quả trứng lên lắc nhẹ để kiểm tra xem trứng có bị hỏng không nếu trứng chắc nghĩa là vẫn còn tươi, tốt nhất nên sử dụng trứng gà ta để đảm bảo thành phần chất dinh dưỡng tốt nhất.
- Không để trứng lẫn với các thực phẩm khác: Nếu bạn để trứng lẫn với các thực phẩm khác, đặc biệt đối với những thực phẩm có mùi mạnh. Những mùi này có thể xâm nhập từ vỏ trứng mỏng để vào bên trong trứng. Điều này sẽ khiến trứng nhanh bị hỏng hơn sau một thời gian ngắn bảo quản.
- Khi thực hiện cách bảo quản trứng trong tủ lạnh, bạn hãy sử dụng ngăn đựng trứng chuyên dụng trong tủ lạnh: Khi bảo quản trứng trong tủ lạnh, bạn hãy sử dụng những ngăn đựng trứng chuyên dụng. Nếu không có những khay đựng trứng chuyên dụng như vậy, có thể gói trứng vào giấy báo hoặc vải trước khi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Thời gian bảo quản trứng
- Bạn chỉ nên bảo quản trứng trong tủ lạnh từ 3 - 5 tuần. Trứng đã cho ra khỏi tủ lạnh thì nên dùng trong 2 tiếng, nếu để lâu trứng sẽ hỏng.
- Cách nhận biết trứng đã bị hỏng: Để kiểm tra trứng có bị hỏng hay không bạn múc một bát nước lạnh đầy, sau đó cho trứng vào bát, bắt đầu quan sát:
+ Trứng tươi: Nếu quả trứng còn tươi sẽ chìm xuống và nằm yên ở đáy bát
+ Trứng hơi cũ (khoảng 1 tuần): Trứng sẽ nằm dưới đáy và hơi bồng bềnh trên mặt nước
+ Trứng cũ (khoảng 3 tuần): Trứng sẽ đứng thăng bằng ở trạng thái đầu nhọn quay xuống và đầu to sẽ quay lên.
+ Trứng hỏng: Quả trứng sẽ nổi lên trên với trường hợp này trứng đã bị hỏng.
PN (Nguoiduatin.vn)