Uống nước chanh giải rượu
Hầu hết mọi người đều lầm tưởng uống nước chanh hoặc đồ uống chua có thể giúp giải rượu nhanh hơn mà không biết loại đồ uống này có thể gây tổn thương dạ dày.
Thêm nữa, các “ma men” thường rất dễ ngủ trong lúc say, nếu cho uống nước chanh gây nôn trong lúc ngủ có thể khiến dịch nôn, thức ăn chui vào phổi gây sặc, ngạt thở và có thể tử vong nếu không được sơ, cấp cứu kịp thời. Do vậy, thay vì uống nước chanh thì nên cho người say uống các đồ uống có đường, mật ong, muối, nước canh, sữa...
Dùng nước chanh nguyên chất trị mụn
Nhiều người có thói quen lấy nước chanh nguyên chất chấm lên da để trị mụn, làm trắng da nhanh chóng... Tuy nhiên, lượng axit đậm đặc trong nước cốt chanh sẽ làm da bỏng rát, nốt mụn sưng tấy thêm. Việc đó, lâu dần sẽ dẫn bạn đến bác sĩ da liễu ngay lập tức chỉ để trị các dị ứng mà chanh gây ra trên khuôn mặt bạn. Bạn, lúc bấy giờ, dù muốn hay không, cũng phải chi ra một số tiền không nhỏ hòng tống khứ các tác hại ấy đi.
Uống rượu pha với nước chanh
Không pha chế rượu với nước chanh cho dù với mục đích gì khi chưa có xác nhận của bác sĩ. Nếu bạn bị tác dụng phụ khi uống ước chanh như dị ứng, nổi mẩn đỏ hãy dừng uống nước chanh và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Uống trực tiếp nước cốt chanh
Những người uống trực tiếp nước cốt chanh cũng rất nguy hiểm, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày vì tính axit trong chanh khá mạnh. Chính vì thể để an toàn nên pha loãng nước cốt chanh với nước lọc với tỷ lệ 1 quả chanh với 1 lít nước và tốt nhất khi uống sau bữa ăn 30 phút. Đặc biệt là mỗi ngày chỉ nên uống tối đa 2 lít nước pha chanh.
Pha nước cốt chanh với nước quá lạnh hoặc quá nóng
Nước quá nóng sẽ làm các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống. Còn nếu uống nước chanh quá lạnh có thể khiến cơ thể bị sốc.
Buổi sáng, bạn chỉ nên pha chanh bằng nước ấm để có tác dụng giảm mỡ mà không ảnh hưởng đến dạ dày.
Uống nước chanh giải rượu
Người Việt thường có thói quen uống nước chanh để giải rượu nhưng đây là một sai lầm. Loại đồ uống này có thể gây tổn thương dạ dày.
Ngoài ra, lúc say, người ta thường dễ buồn ngủ. Khi đó, nếu cho uống nước chanh gây nôn trong lúc ngủ có thể khiến dịch nôn, thức ăn chui vào phổi gây sặc, ngạt thở và có thể tử vong nếu không được sơ, cấp cứu kịp thời.
Uống nước chanh để giảm cân
Uống nước chanh vào buổi sáng để giảm cân đang là phương pháp được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, uống khi đói hoặc uống nước chanh quá lạnh lại làm hại dạ dày của bạn.
Để giảm cân, bạn nên uống nước chanh ấm pha vài giọt mật ong. Việc làm này giúp rửa sạch hệ thống, hỗ trợ tiêu hóa, chống lại cơn thèm ăn.
Vắt chanh bỏ vỏ
Vỏ chanh chứa nhiều chất bổ dưỡng mà chúng ta thường bỏ phí chúng. Thay vì chỉ vắt lấy nước chanh rồi bỏ vỏ, bạn hãy thái vài lát chanh rồi bỏ vào nước uống, vừa tăng thêm hương vị vừa tăng dinh dưỡng.
Đau dạ dày không được uống nước chanh
Nhiều người cho rằng, người đau dạ dày không thể uống nước chanh. Trên thực tế, đây là quan niệm sai lầm. Nếu bị đau dạ dày, bạn không nên uống nước chanh quá chua hoặc uống lúc đói. Thay vào đó, hãy cắt vài lát chanh rồi bỏ vào một bình nước lớn, vị chanh lúc này rất nhạt, về cơ bản không gây hại cho dạ dày.
Uống nhiều nước chanh
Nước chanh dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá nhiều nước chanh nếu không muốn đối mặt với chứng ợ nóng.
Bên cạnh đó, khi pha nước chanh nhất định phải pha loãng, một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3-4 cốc nước.
Uống nước chanh mà không có ống hút
Hãy nhớ, nước chanh vốn dĩ chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng men răng nếu bạn uống trực tiếp. Thậm chí có thể khiến bạn dễ bị sâu răng hay răng bị nhạy cảm hơn.
Mỗi người chỉ nên uống nước chanh khi có ống hút để tránh làm hỏng men răng. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống -2 cốc nước chanh.
Buổi sáng nên uống nước chanh mật ong ấm để đảm bảo sức khỏe.
Uống nước chanh khi đang đói bụng
Khi đói bụng, bạn không nên uống nước chanh sau khi ăn khoản 30 phút để tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Uống nước chanh khi đang đói dễ khiến cho đường tiêu hóa bị tổn thương, đặc biệt là gây đau quặn dạ dày.
Theo Thái Hà (Tiền Phong)