Những người thầy ngã sóng soài trên cung đường vượt núi gian nan, chuẩn bị cho ngày khai giảng ở Tri Lễ 4

10/08/2018 08:03:50

Những người thầy ngã sóng soài trên cung đường vượt núi gian nan, chuẩn bị cho ngày khai giảng ở Tri Lễ 4Đây là “con đường” mà các thầy giáo, cô giáo ở trường tiểu học Tri Lễ 4, xã Mường Lống, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An phải đi qua hàng tuần để trở lại trường sau tháng hè.

Chiếc cầu mỏng manh bắc qua con suối, gọi là Nà ông Lốc sau cơn bão số 3 đã bị cuốn mất. Thường ngày các thầy vào trường phải đi cùng nhau một đoàn, ít nhất là 3 người để giúp đẩy, khiêng xe qua dốc, qua suối, qua những đoạn đường quá trơn và nguy hiểm. 

Con đường vượt núi gian nan ngày đầu tiên trở lại ngôi trường 40 năm không có cô giáo

Những người thầy ngã sóng soài trên cung đường vượt núi gian nan, chuẩn bị cho ngày khai giảng ở Tri Lễ 4
Chiếc cầu mỏng manh bắc qua con suối sau cơn bão số 3 đã bị cuốn mất.
Những người thầy ngã sóng soài trên cung đường vượt núi gian nan, chuẩn bị cho ngày khai giảng ở Tri Lễ 4 - 1
Các thầy có ít nhất là 3 người để giúp đẩy, khiêng xe qua dốc

Hôm 24/7, thầy Lữ Văn Phòng có việc phải vào trường một mình và chiếc xe lọt xuống những mảnh ván như thế này. May là gặp mấy bà mấy chị đi xúc cá ở suối đi ngang qua, giúp khiêng xe lên. 

Những người thầy ngã sóng soài trên cung đường vượt núi gian nan, chuẩn bị cho ngày khai giảng ở Tri Lễ 4 - 2

Những người thầy ngã sóng soài trên cung đường vượt núi gian nan, chuẩn bị cho ngày khai giảng ở Tri Lễ 4 - 3

Những người thầy ngã sóng soài trên cung đường vượt núi gian nan, chuẩn bị cho ngày khai giảng ở Tri Lễ 4 - 4

Những người thầy ngã sóng soài trên cung đường vượt núi gian nan, chuẩn bị cho ngày khai giảng ở Tri Lễ 4 - 5
Chiếc cầu mỏng manh bắc qua con suối đã bị lũ cuốn trôi
Những người thầy ngã sóng soài trên cung đường vượt núi gian nan, chuẩn bị cho ngày khai giảng ở Tri Lễ 4 - 6
Những đoạn dốc lởm chởm khiến chiếc xe máy đổ nhào, may có hàng cây chắn lại không sẽ rơi xuống vực

Những con dốc đầy bùn, nhão nhoẹt và trơn trượt khiến bánh xe không thể bám được mặt đường. Những cái rãnh sâu vừa dốc xuống quanh co vừa đổ thẳng xuống vực. Mưa và sương không bao giờ dứt trong suốt 9 tháng của một năm khiến mặt đường chẳng mấy khi khô ráo cứng chắc. Xói lở, sụt lún đến cực kỳ nguy hiểm. 

Những người thầy ngã sóng soài trên cung đường vượt núi gian nan, chuẩn bị cho ngày khai giảng ở Tri Lễ 4 - 7

Những người thầy ngã sóng soài trên cung đường vượt núi gian nan, chuẩn bị cho ngày khai giảng ở Tri Lễ 4 - 8

Những người thầy ngã sóng soài trên cung đường vượt núi gian nan, chuẩn bị cho ngày khai giảng ở Tri Lễ 4 - 9
Con đường đến điểm trường lầy lội bùn đất sau những trận mưa lớn

Đó là con đường hằng tuần lên núi dạy học của các thầy cô giáo miền núi, trường tiểu học Tri Lễ 4, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

Cây cầu chỗ Nà ông Lốc vừa được người dân làm lại, và thu tiền 10.000 đồng cho mỗi lượt xe qua.

Những người thầy ngã sóng soài trên cung đường vượt núi gian nan, chuẩn bị cho ngày khai giảng ở Tri Lễ 4 - 10
Cây cầu chỗ Nà ông Lốc vừa được người dân làm lại

Mấy hôm nay các thầy giáo đã trở lại trường. Trường học ở miền núi có nhiều việc hơn miền xuôi. Cả thầy và trò phải vệ sinh trường lớp, tu sửa hàng rào quanh trường… Nhất là phải leo dốc vào tận từng nhà dân ở rải rác quanh núi để phổ biến chuyện mua đồ dùng học tập, vận động phụ huynh cho con trở lại trường, tổ chức học ôn trước khi khai giảng chính thức… Mà phải làm vào chiều tối, vì ban ngày người dân đi rẫy xa hết không có nhà.

Tri Lễ 4 có 1 điểm trường chính ở Mường Lống và 5 điểm trường lẻ khác ở cao hơn. Toàn trường có khoảng 400 học sinh người H’Mông. Những cái tên vẽ lên cả một khung cảnh rừng núi xa xôi khó khăn: Huổi Xái (tiếng Thái - khe suối có nhiều cát), Huổi Mới (khe Gấu, dòng suối có nhiều gấu) và Nậm Tột (khe suối ở nơi cao nhất, ở tận cùng). Tri Lễ là cách phiên ra tiếng Kinh từ tiếng Thái "Chè Lè", nghĩa là vùng tập trung đông dân cư. Đông nhất là bản Mường Lống này, có 115 hộ dân ở rải rác quanh sườn núi, toàn bộ là người H’Mông.

Những người thầy ngã sóng soài trên cung đường vượt núi gian nan, chuẩn bị cho ngày khai giảng ở Tri Lễ 4 - 11
Còn đường đến trường hàng ngày của các thầy ngổn ngang bùn đất và trơn trượt

Mường Lống nghĩa là vùng rừng sâu mênh mông đến nỗi người đi vào đây không tìm được lối ra. Nó nằm ở lưng chừng dãy Phà Cà Tún. Dãy núi này cao hơn 1.000 m tính từ mực nước biển, về phía Tây Nam, cách trung tâm huyện miền núi Quế Phong hơn 30 cây số, gần như luôn ngập trong sương mù. Đây là xã miền núi cao nhất, khó khăn nhất của Nghệ An. Xã có 8 bản người H’Mông, gần như cách biệt với bên ngoài. Cuối năm ngoái, ở đây mới có một trạm phát sóng điện thoại ở Mường Lống, từ đó người dân có thể liên lạc điện thoại với bên ngoài.

Suốt 42 năm nay, nhiều thế hệ thầy giáo đã nối tiếp nhau, đổ mồ hôi và cả máu xuống các hẻm núi hoang vắng này để mang trang sách đến cho bọn trẻ người H’Mông.

Đã có những người con H’Mông từ thăm thẳm trong rừng rậm trèo qua những đỉnh núi, vượt những vực sâu, để tốt nghiệp đại học, trở thành thầy giáo, bác sĩ,… và trở về dạy dỗ, chăm sóc lại cho đồng bào mình. Một trong số đó có anh Lầu Bá Lồng - người H’Mông, sau nhiều năm phụ trách Trạm nghiên cứu dược liệu ở Mường Lống, anh đã được Tập đoàn TH mời về phụ trách Công ty cổ phần Dược liệu Mường Lống để trồng nghiên cứu dược liệu, làm nguyên liệu phát triển thức uống thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên.

Những đứa trẻ lớn lên trong núi rừng biên giới, thua thiệt đủ mọi bề, đã và đang được các thế hệ thầy cô dắt tay từng bước một trên con đường quá sức chông chênh.

Những người thầy ngã sóng soài trên cung đường vượt núi gian nan, chuẩn bị cho ngày khai giảng ở Tri Lễ 4 - 12

Những người thầy ngã sóng soài trên cung đường vượt núi gian nan, chuẩn bị cho ngày khai giảng ở Tri Lễ 4 - 13
Những con dốc trơn trượt, lầy lội bùn đất chẳng thể cản được bước chân các thầy đem con chữ đến cho các em học sinh người H'Mông

Hàng ngàn lời ca tụng từng đổ xuống nơi này, dồn dập, túi bụi, choáng ngợp như một cơn mưa rừng. Rồi cũng y như cơn mưa rừng, nó rút xuống chóng vánh gần như không còn dấu vết.

Nhưng những người thầy vẫn hằng tuần cặm cụi vượt dốc đi dạy trên những hẻm núi lầy lội hai bên chỉ có rừng và vực. Ngã, bơi, khiêng xe qua suối, vắt, muỗi rừng, xa nhà, nhớ gia đình, kiến thức chuyên môn không được bồi dưỡng… họ quá quen rồi. Nếu không cố quen đi, làm sao có thể trụ nổi?

Chỉ có câu hỏi và cái ước ao đau đáu "Bao giờ có một con đường?" là cứ trở đi trở lại mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm. Nhưng cái ước ao đòi hỏi chính đáng này đã ngày càng mỏi mòn đi sau mỗi mùa mưa trở lại trường thấy con đường ngày một sụt lở, ngày một nguy hiểm, mà vẫn chẳng ai nghe thấu.

Theo Hoàng Xuân (Thế Giới Trẻ)