4 địa điểm kì bí, đáng sợ nhất Việt Nam, người yếu tim không dám đặt chân tới
24/05/2023 09:35:37
Chắc chắn rằng chúng ta ít nhiều cũng đã từng nghe các câu chuyện về những ngôi biệt thự, công viên nước chục tỷ hoặc những công trình kiến trúc hằng trăm năm bị bỏ hoang khiến nhiều người tò mò về sự u ám, ma mị của nó, hay những địa điểm nổi tiếng kèm theo câu chuyện rùng rợn, kỳ bí được truyền miệng Dưới đây là 4 địa điểm đáng sợ nhất Việt Nam mà những người yếu tim ít dám đặt chân tới.
1. Nhà tù Côn Đảo: Trong hơn 100 năm, khoảng 20.000 người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã bị giam cầm, hi sinh tại "địa ngục trần gian" Côn Đảo, nơi cả thế giới bàng hoàng khi sự thật được phơi bày.
Đây là một hệ thống nhà tù với nhiều khu vực biệt giam, chuồng cọp dùng để giam giữ các chiến sĩ cộng sản gồm: Trại Bagne 1 (sau đó được đổi thành trại 1, trại Cộng Hòa, trại 2, trại Phú Hải) rộng hơn 12.000 m2 gồm 10 khám lớn (phòng giam lớn), 20 hầm đá biệt giam, 1 khám đặc biệt, hầm xay lúa và khu đập đá.
Tại mỗi phòng giam, lúc cao điểm có đến hàng trăm người bị gông cùm, xiềng xích. Cai ngục thực dân dùng nhiều hình thức tra tấn từ thể xác đến tinh thần đối với các chiến sĩ. Các tù nhân phải chịu đựng đủ loại hình thức tra tấn từ ngày này qua ngày khác.
Trại giam Phú Tường, nơi nổi tiếng với "chuồng cọp", với diện tích hơn 5.000 m2 gồm 120 phòng giam có chấn song sắt phía trên, 60 phòng "tắm nắng" không có mái che.
Khu phòng tắm nắng là nơi để thực dân giam giữ tù nhân giữa bốn bức tường đá, được bọc dây thép gai. Không chỉ bị tra tấn, họ còn bị lột trần quần áo, phơi nắng phơi sương cho đến chết.
Những phòng giam có mái che được xây dựng với diện tích nhỏ, rộng 1,45 m, dài 2,5 m (khoảng 3,6 m2). Toàn bộ tù nhân đều bị xiềng xích, ăn, ở, vệ sinh trong buồng giam.
Ngoài việc bị tra tấn, tù nhân còn bị bỏ đói. Hầu hết tù nhân bị đưa vào chuồng cọp thì coi như cận kề cái chết.
Bên trên các phòng giam là hệ thống song sắt dày đặc với lối đi dành cho các cai ngục giúp chúng dễ dàng quan sát, kiểm soát mọi động tĩnh bên dưới.
Những ai có ý định hay hành động phản kháng, chúng sẽ dùng gậy và tra tấn từ bên trên. Trên trần mỗi buồng giam còn để thùng nước và thùng vôi bột. Khi tù nhân khát cai ngục sẽ đổ ào nước xuống và rắc vôi xuống mịt mù là hình phạt dành cho những ai có dấu hiệu phản đối.
Nhiều du khách phải thực sự rùng mình khi chứng kiến nhiều mô hình phục dựng cảnh tra tấn tại nơi đây. Không còn nỗi đau nào có thể diễn tả được sự độc ác của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thời bấy giờ, cũng như tự hào về tinh thần yêu nước của ông cha ta.
2. Nhà nguyện dòng Franciscaines (Đà Lạt): Có lẽ ai cũng ước mơ một lần được lạc bước đến khu rừng cổ tích, xung quanh là rừng thông xanh mướt, đi dọc theo con đường cỏ mọc um tùm rồi bất chợt khựng lại trước tòa lâu đài nguy nga tráng lệ. Đà Lạt cũng có một nơi như thế, chẳng cần phải đợi đến phép màu, tuy nhiên phiên ở bản đời thực tòa lâu đài nguy nga lại là một tu viện bỏ hoang nhuốm màu sắc trầm cổ.
Lớp trầm tích của thời gian với mái ngói phủ rêu, những dãy hành lang âm u, lối đi mọc đầy cỏ dại thiếu người chăm sóc... khiến nơi đây chẳng khác gì khung cảnh trong bộ phim kinh dị kinh điển: " Silent Hill"
Người dân địa phương kể lại rằng nơi đây trước là nhà dòng, sau đó trở thành khách sạn Lâm Viên, rồi trường chuyên Thăng Long, sau này là trường trung học Trần Phú.
Đến bây giờ, nơi đây thuộc sự quản lý của Đại học Kiến trúc, nhưng trường chưa sửa chữa và đưa vào sử dụng, để lớp bụi thời gian tiếp tục bao phủ những ô cửa kính vỡ vụn theo thời gian, hành lang u tối đầy cỏ dại...
3. Công viên nước Hồ Thủy Tiên (Huế): Được xây dựng và đón du khách từ năm 2004, tại đây có nhiều hạng mục công trình độc đáo như khu thủy cung, hệ sinh thái, khu nhạc nước… với sức chứa lên tới 2500 chỗ ngồi. Tuy nhiên trái với dự tính của nhà đầu tư, công viên này cũng đã bị bỏ hoang một thời gian dài và đã được chuyển quyền đầu tư và quản lý.
Chỉ cần đứng nhìn công viên hồ Thủy Tiên từ xa bạn đã cảm nhận được không khí hư ảo bao trùm cả công viên. Càng tiến lại gần bạn sẽ càng cảm nhận được sự hoang tàn, đổ nát, những lớp rêu xanh bao phủ từng chi tiết nhỏ sau một thời gian dài bị bỏ hoang.
Tượng rồng giữa công viên hồ Thủy Tiên cũng là địa điểm được nhiều du khách ưa thích check-in. Đây cũng có thể xem là điểm thu hút nhất tại công viên này. Bức tượng rồng hết sức oai nghiêm, bí hiểm và có phần đáng sợ.
Đã đến với công viên nước hồ Thủy Tiên thì không thể bỏ qua hệ thống máng trượt phủ kín rêu phong, hồ nước đục ngầu có phần rùng rợn. Ngoài ra, sân khấu sạc nước cũng là nơi có phần bí hiểm không kém, những hàng ghế có sức chứa hơn 2.500 chỗ ngồi tới nay đã bị phủ kín bởi cỏ dại, sân khấu mọc đầy rong rêu.
Đặc biệt khi càng bước chân vào bên trong khu thủy cung này bạn sẽ càng thấy ma quái, hoang vu bởi sự góp mặt của các bức tường loang lổ, phủ đầy những nét vẽ.
4. Nhà tù Phú Quốc (Phú Quốc - Kiên Giang): Trại giam Phú Quốc được chính quyền thực dân Pháp xây dựng vào năm 1953 trên một vùng đất rộng lớn, có diện tích lên đến hơn 400ha và trở thành nhà tù lớn nhất của khu vực phía Nam. Nơi đây đã từng giam giữ hơn 32000 tù binh. Nếu tính cả các tù binh chính trị của những thời kỳ khác thì con số này còn lên tới 40,000 người.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại ví nhà tù Phú Quốc giống như địa ngục trần gian. Đó là bởi nhà giam này là nơi có lực lượng canh giữ đông và gắt gao và tàn ác bậc nhất vào thời kỳ bấy giờ. Thông thường, cứ 2 tù binh sẽ có 1 người kính thường xuyên canh giữ. Toàn bộ đội lính canh gác tại đây lên đến hơn 4000 người. Chúng được huấn luyện kỹ càng và vô cùng độc ác, sẵn sàng đàn áp tù binh không thương tiếc.
Độc ác nhất là hình phạt tù nhân bị giam vào chuồng cọp. Chuồng cọp là một cái lồng khung bằng sắt cao 1 mét, dài 2 mét, xung quanh được đan bằng dây kẽm gai. Vào chuồng cọp thì tù bình không nằm, không đứng, cũng không ngồi xuống được, nếu mỏi quá chỉ cần thay đổi động tác là các mũi nhọn sắc của dây kẽm gai cứa nát da thịt ngay.
Thời tiết nóng thì cai ngục kê lò than gần kề, lạnh lại hắt thêm nước vào. Đêm đến, cai ngục thường lôi người ra đánh, tiếng la, tiếng hét vang khắp khu trại. Có người đang đêm bị gọi đi tra tấn, bị đóng đinh vào mắt cá chân, vào đầu gối, thậm chí vào đầu.
Toàn bộ các tù binh khi bị giam trong nhà tù Phú Quốc đều phải thường xuyên chịu đựng những hình phạt, tra tấn một cách dã man và tàn bạo. Rùng rợn nhất phải nói đến những màn tra tấn như: đóng đinh vào ngón tay, ngón chân, đốt thép nóng đỏ châm lên da thịt, đục răng, thậm chí ném vào chảo nước sôi,…
Những lần khai quật, tìm kiếm hài cốt tại khu vực nhà tù, cán bộ khu di tích tìm thấy nhiều bộ hài cốt còn cả những cái đinh 10 phân đóng vào xương chân, xương đầu gối, xương sọ. Những vật chứng này hiện còn bảo quản tại Nhà trưng bày của di tích Nhà tù Phú Quốc.
Mỗi năm khu di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc đón hàng vạn lượt khách tới thăm. Họ là những cựu tù bình trở về thăm lại nơi mình bị giam giữ trước đây; là những du khách đến từ mọi miền đất nước và du khách quốc tế.
HL (SHTT)