Theo Daily Mail, hiện tại vẫn chưa có vắc-xin hoặc phương pháp điều trị nào phù hợp. Hiện các bác sĩ vẫn tập trung vào việc giúp bệnh nhân vượt qua căn bệnh này. Điều này cũng đồng nghĩa, các nhân viên y tế cũng có nguy cơ lây nhiễm virus trực tiếp qua dịch cơ thể khi các bệnh nhân bị chảy máu mắt.
Virus Marburg hay còn gọi là bệnh chảy máu mắt có thể lây lan qua việc chạm vào hoặc xử lý chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh, đồ vật bị nhiễm bệnh hoặc động vật hoang dã bị nhiễm bệnh. Các chuyên gia cho rằng ban đầu virus lây truyền sang người sau khi tiếp xúc lâu dài với các mỏ hoặc hang động có dơi ăn quả sinh sống.
Các triệu chứng xuất hiện đột ngột và bao gồm đau đầu dữ dội, sốt, tiêu chảy, đau dạ dày và nôn mửa. Chúng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong giai đoạn đầu của bệnh sốt xuất huyết Marburg, rất khó phân biệt với các bệnh nhiệt đới khác như Ebola và sốt rét.
Đợt bùng phát ở Tanzania xảy ra chưa đầy một tháng sau khi đợt bùng phát Marburg ở nước láng giềng Rwanda được tuyên bố chính thức chấm dứt. Tổng cộng có 66 người bị nhiễm bệnh, trong đó khoảng 80 phần trăm là nhân viên y tế, theo Daily Mail.
Vào tháng 3/2023, quận Bukoba của Tanzania đã trải qua đợt bùng phát virus Marburg đầu tiên, được cho là đã giết chết 6 người và kéo dài gần hai tháng. Nhưng hiện tại cơ quan y tế Tanzania vẫn chưa xác nhận đợt bùng phát mới nhất này.
WHO đã triển khai các nhóm đến khu vực Kagera ở phía Đông Bắc Tanzania để cứu trợ, các bác sĩ cũng được cảnh báo rằng loại virus này có thể lây lan mà không bị phát hiện.
Trong giai đoạn đầu của bệnh sốt xuất huyết Marburg, rất khó phân biệt với các bệnh nhiệt đới khác như Ebola và sốt rét.
WHO cho biết tỷ lệ tử vong (CFR) của căn bệnh này lên tới 88%. Hiện tại không có vaccine hoặc phương pháp điều trị nào để điều trị loại virus này.
Trong một tuyên bố riêng, các quan chức WHO cũng cho biết, vẫn chưa rõ nguồn gốc của đợt bùng phát.
“Hiện vẫn chưa rõ nguồn gốc của đợt bùng phát. Việc phát hiện và cách ly chậm trễ, nên vẫn chưa có thông tin cụ thể về đợt bùng phát này. Rủi ro trong khu vực khá cao do vị trí của khu vực Kagera là trung tâm trung chuyển qua biên giới Rwanda, Uganda, Burundi và Cộng hòa Dân chủ Congo”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.
WHO cho biết bất chấp mối đe dọa trong khu vực thì rủi ro toàn cầu vẫn ở mức thấp vì loại virus này không dễ lây lan giữa người với người.
QT (SHTT)