Vì sao đàn ông Trung Hoa xưa, kể cả ông già cũng thích cưới các cô gái 13, 14 tuổi, có phải vì ham 'gặm cỏ non'?

27/07/2023 18:26:33

Phụ nữ ngày nay 27,30 tuổi còn chưa muốn lấy chồng, vẫn đi làm, đi chơi nhưng thời Trung Hoa xưa, các thiếu nữ 13, 14 tuổi đã phải vội lên xe hoa.

Ngày nay, các cô gái 13, 14 tuổi đều được đi học nhưng ở thời cổ đại, các cô gái ở độ tuổi này đã đến tuổi lập gia đình, vài năm nữa đã làm mẹ. Những điều này nếu diễn ra ở thời hiện đại sẽ không thể chấp nhận nổi nhưng lại rất phổ biến vào thời Trung Hoa cổ đại. 

Vậy tại sao đàn ông Trung Quốc xưa lại thích lấy những cô gái chỉ mới 13, 14 tuổi?

1. Người xưa có tuổi thọ ngắn hơn

Ngày nay, tuổi thọ của con người đã được nâng lên do điều kiện sống tốt hơn, y học cũng phát triển, nhiều loại bệnh tật có thể chữa khỏi dễ dàng. Nhưng người xưa thì khác, xã hội cổ đại không có thức ăn đầy đủ và bổ dưỡng, trình độ chăm sóc y tế và sức khỏe lạc hậu, yếu kém nên tuổi thọ thấp hơn nhiều so với con người hiện đại. 

Theo cuốn sách "Tuổi thọ trung bình và tuổi thọ dự kiến ​​của người dân trong các triều đại trước đây của Trung Hoa" do tác giả Lin Wanxiao viết, tuổi thọ trung bình ở các triều đại Hạ và Thương chỉ là 18 tuổi; ở các triều đại Chu và Tần là 20 tuổi; đời Hán thì 22 tuổi, đời Đường thì 27 tuổi, đời Tống thì 30 tuổi, đời nhà Thanh thì 33 tuổi.

Rõ ràng, độ tuổi 20, 30 tuổi là thời kỳ thanh xuân tuyệt vời của con người hiện đại, nhiều người còn đi học, đi làm hoặc mới bước chân vào xã hội nhưng tuổi này với người xưa lại đã là thời gian cuối của cuộc đời. Vì vậy, người xưa bắt buộc phải kết hôn sớm để sớm sinh con nối dõi cho gia đình nếu không sẽ bị xem là bất hiếu với cha mẹ, tổ tiên. 

Vì sao đàn ông Trung Hoa xưa, kể cả ông già cũng thích cưới các cô gái 13, 14 tuổi, có phải vì ham 'gặm cỏ non'?

2. Quy định bắt buộc của quốc gia

Vào thời cổ đại, một quốc gia mạnh hay không phần lớn phụ thuộc vào dân số. Nếu một quốc gia nhỏ với dân số chỉ 100.000 người sẽ không đủ tư cách để cạnh tranh với một quốc gia đông dân.

Hơn nữa, ở Trung Quốc cổ đại, các cuộc chiến quy mô lớn và nhỏ thường xảy ra vì lợi ích của các bên, trung bình là 1-3 cuộc chiến tranh mỗi năm, do đó dân số giảm mạnh. Để tránh lao động và năng suất không đủ, đồng thời tăng cường sức mạnh quốc phòng, quân chủ, các triều đại khuyến khích kết hôn sớm và mang thai sớm để tăng dân số một cách hiệu quả và tránh đất nước bị diệt vong. Hoàng đế của các triều đại đều quy định độ tuổi kết hôn tương ứng, ví dụ như thời Đường là nam 15 tuổi, nữ 13 tuổi, thời nhà Minh là nam 16 tuổi và nữ 14 tuổi.

Đương nhiên, đây là nói đến tuổi kết hôn tối thiểu, nói cách khác, sau tuổi này mới có thể kết hôn, mặc dù không có giới hạn độ tuổi kết hôn muộn nhất nhưng nhiều triều đại có những biện pháp trừng phạt nhất định với những phụ nữ lấy chồng muộn.

Vì sao đàn ông Trung Hoa xưa, kể cả ông già cũng thích cưới các cô gái 13, 14 tuổi, có phải vì ham 'gặm cỏ non'? - 1

Ví dụ, thời nhà Hán từng ban hành một sắc lệnh rằng tất cả phụ nữ từ 15 đến 30 tuổi chưa kết hôn sẽ bị phạt tiền tương đương với khẩu phần ăn cả năm của một người đàn ông trưởng thành. Thời Tấn, nếu một cô gái 17 tuổi chưa lấy chồng sẽ được sắp xếp kết hôn với một người lính ở biên giới, điều đó có nghĩa là cô ấy sẽ cùng chồng đến biên giới chịu đựng gian khổ; nhà Tống thậm chí còn quy định rằng một người phụ nữ nếu 15 tuổi chưa kết hôn sẽ bị bỏ tù.

Với quy định bắt buộc của quốc gia, người xưa đương nhiên hy vọng con gái xuất giá càng sớm càng tốt, điều này không chỉ tránh được hình phạt mà còn giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Vì vậy, dưới sự trợ giúp của nhà nước, hầu hết những người vợ mà đàn ông cổ đại cưới đều là những cô gái rất trẻ. 

3. Do ham muốn của đàn ông

Vì sao đàn ông Trung Hoa xưa, kể cả ông già cũng thích cưới các cô gái 13, 14 tuổi, có phải vì ham 'gặm cỏ non'? - 2

Có một sự thật là hầu hết đàn ông đều thích kết hôn với những cô gái trẻ trung xinh đẹp dù ở hiện đại hay cổ xưa. Tuy nhiên do tư duy đạo đức của con người đã thay đổi và quy định pháp luật nên việc kết hôn với những cô gái chưa đủ tuổi chắc chắn sẽ bị xử lý theo quy định.

Nhưng trong thời cổ đại, không chỉ luật pháp cho phép mà thậm chí còn khuyến khích nam giới kết hôn với những cô gái 13, 14 tuổi. Vì vậy, những người đàn ông có bản lĩnh thời xưa thường ưu tiên lấy những cô gái trẻ trung như vậy. 

Thậm chí ngay cả hoàng đế - người đứng đầu quốc gia cũng là một "tấm gương" cho nam giới trong xã hội. Hoàng đế của các triều đại đều sẽ chọn thê thiếp trong dân gian để bổ sung vào hậu cung, và họ có giới hạn độ tuổi nhất định để chọn thê thiếp.

Ví dụ, vào thời Đông Hán, việc tuyển chọn phi tần yêu cầu phụ nữ phải từ 13 đến 20 tuổi, Hoàng đế Gia Tĩnh Chu Hầu Công của nhà Minh còn từng hạ độ tuổi tuyển chọn phi tần xuống 11 tuổi.

Chính vì ngay cả các vị hoàng đế như vậy nên nam nhi trong thiên hạ cũng sẽ học theo, thích chọn những cô gái 13, 14 tuổi. 

Nói chung, do tuổi thọ ngắn của người xưa, quy định bắt buộc của quốc gia, dục vọng của nam giới, phụ nữ không có tiếng nói và tấm gương xấu từ hoàng đế đã góp phần vào việc nam giới cổ đại thích lấy những cô bé non nớt như vậy.

Tuy nhiên, việc các thiếu nữ kết hôm sớm đã gây ra những hậu quả rõ ràng. Do tâm sinh lý của các cô gái độ tuổi 13, 14 còn chưa trưởng thành nên việc khó sinh, sinh non hay tử vong khi sinh diễn ra không ít. Trong khi đó, điều kiện y tế còn kém nên không thể đảm bảo an toàn khi sinh cho các bà mẹ trẻ. Đó cũng là một phần nguyên nhân khiến tuổi thọ của phụ nữ xưa thường không cao.

Ngày nay, hậu quả của việc phụ nữ kết hôn sớm đã được hiểu rõ, các nước trên thế giới bao gồm cả Trung Quốc đều ngăn cấm việc tảo hôn. 

Theo Hoàng Thùy (Tri thức & Cuộc sống)