Tôn Diệu Đình, thái giám cuối cùng của Trung Quốc kể lại rằng khi tắm, nhiều Hoàng hậu, phi tần mỹ nữ trong cung thường phải trải qua nhiều thủ tục. Họ không tự mình tắm được và hầu hết đều cần đến sự giúp đỡ của rất nhiều thái giám.
Khi tắm, Hoàng hậu cũng như phi tần đều có một thói quen đặc biệt là từ đầu đến cuối đều không chủ động cử động thân thể mà chỉ dựa vào thái giám hầu hạ mình. Đối với thái giám, đây là một nỗi đau thật sự.
Tôn Diệu Đình chia sẻ: "Phi tử hậu cung có cuộc sống cực kỳ xa hoa, ngay cả tắm rửa cũng chưa bao giờ phải tự mình động tay, từ việc cởi quần áo cho tới lúc bước chân vào bồn tắm đều do các cung nữ, thái giám hầu hạ.
Trong quá trình tắm rửa, cung nhân không chỉ cần phục vụ cẩn thận mà còn phải quỳ để bày tỏ sự cung kính. Bởi vì thời gian tắm rửa của các phi tần thường kéo dài rất lâu, cho nên đối với cung nữ, thái giám mà nói, mỗi lần hầu hạ những vị chủ tử này đi tắm đều hết sức khổ sở".
Theo quy tắc do tổ tiên nhà Thanh truyền lại, sau khi được Hoàng đế lựa chọn, mọi phi tần phải tắm rửa trước khi nhận sủng hạnh của Hoàng đế.
Điều này không chỉ để yêu cầu thần thiếp phải phục vụ Hoàng đế ở trạng thái tốt nhất, mà còn để kiểm tra xem thần thiếp có bất kỳ dấu hiệu nào nhằm ám sát hay không. Sau khi Hoàng đế sủng hạnh, các phi tần phải đi tắm thêm một lần nữa.
Nhiệm vụ của thái giám là dùng chăn bông quấn người phi tần sau khi tắm xong rồi đưa đến cung của Hoàng đế để nhận sự sủng ái của Hoàng đế. Sau khi phi tần được thị tẩm thì thái giám lại có trách nhiệm đưa phi tần đó quay lại tẩm cung của mình.
Như vậy, trong cả quá trình này thái giám phải tiếp xúc nhiều lần với các phi tần.
Trước dàn mỹ nhân hậu cung được tuyển chọn, nam nhân bình thường hẳn khó tránh khỏi dục vọng và đây cũng là lý do các nam nhân nhập cung đều trở thành thái giám.
Thái giám dù mất đi khả năng sinh sản nhưng vốn dĩ vẫn được sinh ra như một người đàn ông. Để thái giám phục vụ phi tần cả lúc tắm rửa, đối với thái giám mà nói điều đó không khác gì một màn tra tấn.
Theo PV (Xe & Thể Thao)