Dưới tấm rèm lộng lẫy, hậu cung của các đời Đế vương Trung Hoa hầu như là nơi diễn ra những chuyện dơ bẩn và vô liêm sỉ nhất lúc bấy giờ. Nếu Đế vương chuyên tâm triều chính thì mọi chuyện vẫn ổn. Nhưng nếu đó là kẻ ham mê tửu sắc thì sẽ là tai họa cho những nữ nhân chốn hậu cung.
Tất cả các cô gái đều ước mơ được sinh ra trong một gia đình giàu có và được sống trong cảnh nhung lụa. Chính vì thế các công chúa Trung Hoa ngày xưa đều có xuất thân và điều kiện sống khiến nhiều người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, ít ai hiểu rõ số phận của những vị công chúa này không khác gì các quân cờ chính trị. Suốt hàng trăm năm qua, họ đã hy sinh vì hòa bình của đất nước.
Ngày đó, khả năng sinh sản của con người kém, tuổi thọ không lớn, dân cư lại thưa thớt vì thường xuyên xảy ra chiến tranh. Chính vì thế, để tăng nhanh dân số, tảo hôn và sinh con sớm được khuyến khích. Các thiếu nữ từ 13 đến 14 tuổi đã được gả đi.
Vào thời Tây Chu, các cô gái phải lấy chồng trước độ tuổi 15. Trong đó, nước Tề quy định độ tuổi kết hôn của phụ nữ là 14 tuổi, nếu vượt quá tuổi này sẽ bị phạt.
Lúc đó các chư hầu tranh bá kịch liệt, nước Tề còn rất yếu trong khi nước Tấn ngày càng mạnh hơn. Tấn Bình Công, vị vua thứ 31 của nước Tấn, lãnh đạo binh lính tấn công nước Tề, cuối cùng nước Tề đã bại trận.
Tấn Bình Công là một kẻ ham mê sắc dục, các chư hầu bại trận đều phải cống mỹ nữ cho hắn hưởng thụ. Tuy có nhiều mỹ nữ vây quanh nhưng lòng ham muốn của Tấn Bình Công là vô tận, hắn bèn phái người gửi tin đến Tề Cảnh Công (vị quân vương thứ 26 của nước Tề) rằng hắn muốn cưới công chúa nhỏ tuổi nhất của nước Tề làm phi.
Tề Cảnh Công vừa bị đánh bại nên trong lòng có vạn phần không muốn cũng phải thực hiện hiện yêu cầu của Tấn Bình Công. Vì lợi ích của đất nước, ông đã cắn răng gả con gái út cho Tấn Bình Công.
Con gái út của Tề Cảnh Công lúc đó chỉ là một nha đầu vừa tròn 10 tuổi. Tấn Bình Công sau khi rước tiểu công chúa về nước liền ban tên cho nàng là Thiếu Khương. Hắn không biết thương hoa tiếc ngọc, mặc kệ tiểu công chúa luôn miệng xin tha, vẫn ân ái ngày đêm. Ngày cũng như đêm Tấn Bình Công cũng không thể rời xa Thiếu Khương.
Cả đời hắn đã sủng hạnh vô số nữ nhân nhưng lúc đó hắn chỉ mê mệt một mình tiểu công chúa. Hậu quả là chỉ vừa gả đi 3 tháng, tiểu công chúa đã "đắc sủng" mà qua đời.
Công chúa út của Tề Cảnh Công thật sự là nàng công chúa nhỏ tuổi và đáng thương nhất lịch sử Trung Hoa: Tháng 4 gả đi, tháng 7 đã qua đời. Cái chết của Thiếu Khương không được ghi chép nhiều trong sách sử, có lẽ bởi vì có liên quan đến sự hoang dâm vô độ của Tấn Bình Công. Sau khi tiểu công chúa quá đời, hắn đã cho người báo tin về nước Tề với lý do "đắc sủng mà chết".
Theo Hy Li (Pháp Luật & Bạn Đọc)