Trong thời Tam Quốc, Tào Tháo cuối cùng có thể nói là đạt được địa vị “dưới một người, trên vạn người”. Người đứng trên ông còn không tài giỏi bằng ông, vậy tại sao Tào Tháo nhất quyết kiên trì không xưng đế? Rốt cuộc là vì ông không dám hay là không thể xưng đế?
Kỳ hiệu của Tào Tháo: Phụng thiên tử dĩ lệnh bất thần (Tạm dịch: Lấy danh nghĩa phụng mệnh thiên tử để hiệu lệnh những thần tử không phục tùng triều đình)
Cuối năm Đông Hán, tình hình vô cùng nguy hiểm, nghiêm trọng, Đổng Trác bị Vương Doãn, Lữ Bố giết hại, hoàng đế lưu vong. Lúc này, quân sư của Tào Tháo là Mao Giới đã đưa ra lời kiến nghị với Tào Tháo: “Ngài hãy lấy danh nghĩa phụng mệnh thiên tử để hiệu lệnh những thần tử không phục tùng triều đình, tu sửa canh nông, tích trữ quân tư, như vậy thì sự nghiệp bá vương mới có thể thành công được”. Tào Tháo nghe theo ý kiến của Mao Giới, bước lên con đường “phụng thiên tử dĩ lệnh bất thần”, cũng chính điều này đã hạn chế, ràng buộc Tào Tháo, có sức hiệu triệu nhưng cũng chỉ có thể làm một đại thần, nếu không thì sẽ đi ngược lại với kỳ hiệu do chính mình lập nên.
Ý kiến của hai thái cực dưới trướng
Tào Tháo thực ra cũng đã từng có ý muốn làm hoàng đế, dưới trướng của ông chia thành 2 phái: một bên do Giả Hủ đứng đầu ủng hộ, một bên là Tuân Úc đứng đầu phản đối. Tuân Úc là mưu sĩ đời đầu dưới trướng của Tào Tháo, có thể nói Tào Tháo vô cùng tín nhiệm ông. Vì chuyện xưng đế mà đã cãi nhau một trận, Tuân Úc thậm chí còn nói rằng ai ai cũng mắng ngài là Hán tặc, tôi vẫn không chịu tin nhưng bây giờ ngài định thừa nhận mình là Hán tặc rồi sao? Cuối cùng Tào Tháo cũng đành buông xuôi, chỉ xưng là Ngụy Vương. Thực ra hai phía Giả Hủ và Tuân Úc cũng là ý kiến của đám binh sĩ dưới trướng của Tào Tháo, lùi một bước chỉ xưng vương cũng là cách lưỡng toàn.
Sợ “trèo cao ngã đau”
Chủ yếu là Tào Tháo vì “danh không chính, ngôn không thuận, ngôn không thuận thì sự bất thành”. Khi ấy, lúc nghênh đón Hán Hiến Đế, Tào Tháo còn vô cùng nhỏ bé, nếu như đánh mất lá bài này thì về sau có muốn ngẩng đầu lên cũng không được. Hơn nữa, nếu ông thực sự xưng đế thì Lưu Bang, Tôn Quyền tiến đánh Tào Tháo cũng có lý do chính đáng rồi. Đồng thời, Tào Tháo vẫn luôn lấy danh nghĩa “phò tá Hán thất”, nếu như đột nhiên danh không chính ngôn không thuận mà đứng lên xưng đế, vậy thì những binh sĩ trước kia “danh chính ngôn thuận” đi theo ông cũng khó tránh khỏi việc nghi ngại lập trường và nhân phẩm của ông.
Theo Vũ Phong (Công Lý & Xã Hội)