Oanh tạc cơ Tu-160 phóng tên lửa Kh-101 từ cụm bệ phóng xoay.
Kho vũ khí của lực lượng hàng không vũ trụ Nga (VKS) sẽ sớm được bổ sung thêm loại tên lửa hành trình mới Kh-50.
Hãng tin quân sự Jane’s của Anh dẫn lời chuyên gia quân sự Peter Butovsky đã tiết lộ đầy đủ tính năng và vai trò của chúng đối với lực lượng VKS Nga.
Kh-50 tăng cường sức mạnh cho máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3M
Tên lửa hành trình Kh-50 được phát triển bởi Cục thiết kế chế tạo máy “Raduga” mang tên Alexander Yakovlevich Bereznyak trong chương trình Kh-SD (SD có nghĩa là tầm trung).
Kích thước của tên lửa này nhỏ hơn những tên lửa hành trình Kh-55SM và Kh-101/102, vì vậy chúng có thể được trang bị không chỉ cho máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và Tu-95MS mà còn cả phiên bản cải tiến máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3M (loại máy bay có thể mang đến 6 tên lửa).
Tầm hoạt động của Kh-50 có thể thua kém nhiều loại tên lửa mà Nga đang sở hữu nhưng với khoảng cách 1500 km đủ để tiêu diệt hầu hết các mục tiêu trên mặt đất mà không cần xâm nhập vào khu vực phòng không của đối phương.
Trong trường hợp tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa, tên lửa sẽ được dẫn đường nhờ kết hợp giữa hệ thống dẫn đường quán tính và hệ thống dẫn đường qua vệ tinh trong suốt hành trình bay.
Đặc biệt ở giai đoạn cuối hành trình chúng còn được hỗ trợ bởi hệ thống dẫn đường kỹ thuật số quang-điện tử bám địa hình “Otblesk”, điều này cho phép tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác khoảng 4 m.
Ngoài ra tên lửa còn được trang bị các trạm gây nhiễu điển tử chủ động và có thể bay ở độ cao thấp, cho phép chúng gần như tàng hình trước radar của đối phương. Bởi vậy các hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn Kh-50.
Khi được trang bị thêm Kh-50, khả năng của các máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3M được tăng cường đáng kể, trước đó máy bay này sử dụng các tên lửa chống tàu cũ Kh-22 (tên lửa có khả năng gây nhiễu thấp) và bom không điều khiển.
Với loại vũ khí mới này máy bay Tu-22M3M có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ hơn.
Tên lửa Kh-50 có kích thước nhỏ cho phép chúng lắp đặt được ở khoang bên trong thân máy bay và phóng kiểu bệ xoay. Điều này rất quan trọng vì chúng sẽ làm tăng sức “chống chịu” cho máy bay, làm cho máy bay có phạm vi hoạt động và tốc độ lớn hơn so với tên lửa được treo bên ngoài.
Tên lửa hành trình siêu thanh và Kh-50 khi nào sẽ xuất hiện?
Ngoài Kh-50 hãng tin của Anh cũng nói đến công việc phát trên tên lửa hành trình siêu thanh dựa trên cơ sở của “tên lửa dấn đường siêu thanh”.
Đây là sản phẩm mới với khả năng tiêu diệt mục tiêu lớn hơn 1500 km và tốc độ đến 6 Mach. Dễ dàng nhận thấy tên lửa mà hãng tin này đề cập là “Zircon”, trong tương lai chúng sẽ được lắp đặt trên các tàu chiến của Nga.
Theo nguồn tin từ đại diện ngành công nghiệp quốc phòng Nga, cả hai tên lửa được lên kế hoạch sản xuất trong khuôn khổ chương trình vũ khí quốc gia giai đoạn 2018-2027.
Hơn nữa đến năm 2020 sẽ dự kiến sản xuất khoảng 50 “tên lửa dẫn đường siêu thanh”.
Tất nhiên sự phát triển “tên lửa dẫn đường siêu thanh” có thể phải kéo dài hơn một chút do mức độ công việc liên quan tới chúng phức tạp hơn, nhưng với Kh-50 chúng có thể được đưa vào trang bị cho các lực lượng vũ trang sớm hơn.
Thực tế những vấn đề phức tạp liên quan đến tên lửa Kh-50 đã được ngành công nghiệp quốc phòng Nga giải quyết trong những năm gần đây.
Theo Nguyễn Đông (Đất Việt)