Theo D(ài BBC (Anh), trong nhiều tháng qua, trước các dấu hiệu cho thấy núi lửa Agung chuẩn bị hoạt động trở lại, hơn 140.000 người dân ở Bali đã sơ tán khỏi nhà.
Đến ngày 21-11, ngọn núi bắt đầu phun trào với cột khói phun cao tới 700m so với đỉnh núi.
Năm 1963 gần 1.600 người dân đã thiệt mạng khi núi lửa Agung phun trào.
Bất kể sự cố thiên tai, tới nay vẫn chưa có những thay đổi nào liên quan tới các chuyến bay trong khu vực. Cơ quan phụ trách tình trạng khẩn cấp Indonesia cho biết sân bay trên đảo Bali vẫn mở và các điểm du lịch vẫn đảm bảo an toàn.
Kể từ tháng 8 năm nay, những người dân làng ở gần núi Agung đã được cảnh báo về các dấu hiệu hoạt động trở lại của núi lửa. Nhiều người được khuyên nên sơ tán, tuy nhiên sau đó họ đã được phép về lại nhà.
Suốt từ lúc đó cho tới thời điểm chính thức phun trào trở lại ngày 21-11, những âm thanh vang động trong lòng núi lửa vẫn tiếp tục xuất hiện nhưng không liên tục.
Nhiều người dân trở về nhà hiện cũng đã được lệnh sơ tán, di chuyển tới trú tạm trong các khu nhà và đền chùa lớn ở một khoảng cách an toàn so với ngọn núi.
Indonesia là quốc gia nằm trong khu vực "Vành đai lửa" của Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo thường xảy ra va chạm khiến tình trạng động đất, núi lửa dễ xảy ra hơn các khu vực khác.
Theo các số liệu ước tính chính thức, do ảnh hưởng của núi lửa Agung, đảo Bali, địa danh rất hút khách du lịch của Indonesia, sẽ thiệt hại ít nhất 110 triệu USD về du lịch và năng suất lao động do người dân phương phải sơ tán tránh thiên tai.
Theo D.Kim Thoa (Tuổi Trẻ)