Trước đó, cơ quan nghiên cứu khoa học của Không quân Mỹ đã công bố một video, trong đó cho thấy mẫu phác thảo của máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6 của nước này.
Trong thời điểm hiện tại vẫn chưa rõ về khả năng của máy bay tiêm kích trong tương lai này. Nhưng có một số cơ sở để dự đoán rằng, đó sẽ là một tiêm kích siêu thanh và có thể chuyển đổi giữa hai phiên bản có người lái và không người lái.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Business Insider, chuyên gia quân sự thuộc Công ty Teal Group, ông Richard Abulafy đã có một số bình luận về việc chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6 của Mỹ như sau.
Theo ông, máy bay tiêm kích mới sẽ bảo mật hơn nhờ vào việc không còn mang theo vũ khí tải trọng lớn. Các máy bay không người lái sẽ bảo vệ cho máy bay này. Rất có thể điểm nổi bật nhất của nó là ở vấn đề khí động học và việc phóng tên lửa sẽ được nâng lên ở tốc độ cao hơn.
Một số nguyên lý hoạt động của tiêm kích này sẽ được ứng dụng từ tiêm kích F-35. Ví dụ, nguyên lý siêu liên kết, khi đó người phi công nhận được tối đa thông tin từ tất cả các nguồn có thể.
Tuy nhiên, tiêm kích mới thế hệ thứ 6 sẽ vẫn tồn tại những thiếu sót trầm trọng cần phải xử lý. Chuyên gia Richard Abulafy cho rằng, rất nhiều vấn đề liên quan tới ống phóng laser của máy bay tiêm kích
Cần hiểu rằng, tia laser khi được bắn ra có thể gặp phải những vật cản và không thể tiếp cận tới mục tiêu, điều này giảm hiệu quả của hệ thống vũ khí của tiêm kích. Ngoài ra, một hệ thống như vậy sẽ khó được thiết kế cho máy bay tiêm kích phiên bản không người lái.
Từ đó chuyên gia Richard Abulafy đưa ra kết luận rằng, với một ngân sách khổng lồ cho chế tạo máy bay tiêm kích này thì Mỹ nên trang bị cho tiêm kích nhiều tên lửa hơn là trang bị vũ khí laser. Còn khi có phi công sẽ tạo ra một khả năng tuyệt vời để giữ được máy bay.
Theo Sơn Nguyễn (Tiền Phong)