Oanh tạc cơ tàng hình PAK DA của Nga dự kiến ra mắt năm 2018
Dự án tạo ra máy bay ném bom chiến lược tương lai PAK DA mặc dù đã xuất hiện nhiều trên phương tiện truyền thông nhưng nó sẽ chỉ được thực hiện sớm nhất vào năm 2028.
Thời gian thực hiện dự án này tăng lên đáng kể và được chuyển vào chương trình vũ khí quốc gia giai đoạn sau. Thông tin này được cổng thông tin "Aéronautique Militaire" tiết lộ.
Nguồn tin này cho biết rằng, nguyên mẫu đầu tiên của máy bay này sẽ xuất hiện sớm nhất vào năm 2030, đây cũng là thời gian trùng với sự xuất hiện của động cơ “Sản phẩm 80” giành cho loại máy bay này với lực đẩy lên tới 25 tấn.
Hiện tại các nhà nghiên cứu, thiết kế đang dần hoàn thành các bản vẽ của chúng.
Như vậy trong chương trình vũ khí quốc gia hiện tại Nga sẽ tiếp tục sản xuất phiên bảnn nâng cấp máy bay ném bom tầm xa Tu-22M.
Quyết định này được đưa ra sau khi các máy bay ném bom của Nga thể hiện quá xuất sắc ở chiến trường Syria.
Và sự hiện diện của phiên bản này cho phép duy trì khả năng chiến đấu hiệu quả của Không quân Nga thêm khoảng 20 đến 25 năm nữa.
Việc sản xuất phiên bản này sẽ được tiến hành ở nhà máy sản xuất máy bay Kazan, nơi mà cũng đang tiến hành phục hồi sản xuất phiên bản Tu-160M2.
Chương trình hiện đại hóa Tu-22M sẽ nhận được tên gọi là “Sản phẩm 345” hoặc “45-30”, được thực hiện trong khuôn khổ NIR “Magnhitka”. Phiên bản mới được tạo ra sẽ có thể nâng cấp đến mức Tu-22M3M (theo chương trình vũ khí quốc gia mới sẽ sản xuất 36 chiếc loại này).
Các chuyên gia dự đoán rằng, phiên bản Tu-345 sẽ sử dụng khung của Tu-22M3, động cơ NK-25 sẽ được thay thế bằng NK-32 seri 2 với lực đẩy lên tới 25 tấn nhưng sẽ tiết kiệm nhiên liệu và bền hơn. Việc sản xuất loại động cơ này sẽ được thực hiện ở PAO “Kuznetsov” ở Samara.
Dự kiến cabin Tu-345 sẽ có 2 người thay vì hiện tại có 4 người. Nguyên nhân là do việc lắp đặt các bộ phận của động cơ mới để có thể tiếp nhiên liệu và các thùng nhiên liệu bố trí phía trên trần máy bay, với việc sử dụng động cơ mới này sẽ cho phép tăng tầm hoạt động của Tu-22M3 từ 6.800 km lên tối đa 10.000 km.
Khả năng chiến đấu của máy bay này sẽ được bảo đảm bởi nhiều loại vũ khí, bao gồm bom hàng không, tên lửa hành trình Kh-55/Kh-555, Kh-101/Kh-102, Kh-32 và các loại vũ khí mới như Kinzhal, tên lửa siêu thanh điều khiển và Kh-50.
Ngoài ra khả năng triển khai vũ khí hạt nhân cũng được bảo đảm.
Theo kế hoạch, để tạo ra nguyên mẫu mới sẽ sử dụng nguyên mẫu chưa hoàn thiện của Tu-22M3.
Phiên bản Tu-345 đầu tiên dựa trên cơ sở Tu-22M3 dự kiến sẽ cất cánh vào năm 2021 và việc sản xuất hàng loạt của chúng có thể được triển khai vào năm 2026-2027.
Dự kiến mỗi năm sẽ sản xuất tối đa 4 chiếc loại này.
Theo Nguyễn Đông (Đất Việt)