Dưới vỏ bọc của một bài "kiểm tra về mặt đạo đức hoặc thể chất", các xét nghiệm (không được ghi lại) này được thực hiện bằng cách chèn hai ngón tay vào âm đạo để xem người phụ nữ còn trinh hay không.
Mặc dù việc kiểm tra trinh tiết không còn được chính thức cho phép ở Indonesia dưới áp lực quốc tế, nhưng một nghiên cứu do Đại học Công nghệ Auckland (New Zealand) công bố năm nay cho thấy, những bài kiểm tra âm hộ và màng trinh vẫn là một phần quan trọng trong tuyển dụng của cảnh sát.
Một báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền từ năm 2017 cho thấy những phụ nữ Indonesia khao khát có việc làm trong ngành cảnh sát phải trải qua một quá trình tuyển dụng nghiêm ngặt.
Andreas Harsono từ Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết, cảnh sát Indonesia tin rằng xã hội sẽ không chấp nhận một nữ cảnh sát có đời sống tình dục mạnh mẽ.
Bài báo cũng viết rằng, cùng với bài kiểm tra trinh tiết, các nữ ứng viên cũng phải trải qua vòng tuyển sinh sắc đẹp trước một ủy ban toàn nam giới.
Câu hỏi về sự trinh tiết hoặc ngoại hình của người phụ nữ có liên quan thế nào đến khả năng làm việc hoặc trình độ của nữ cảnh sát vẫn chưa có được trả lời. Tuy nhiên, trên Instagram, có hơn 190.000 lần cụm từ “#polwancantik” (có nghĩa là "nữ cảnh sát xinh đẹp") đã được sử dụng.
Ngoài ra, nữ cảnh sát Indonesia không được phép kết hôn trong hai năm đầu phục vụ. Nếu họ kết hôn sau khoảng thời gian đó, họ phải đệ trình lá thư cho phép từ người chồng mới cưới.
Hiện chính quyền Indonesia chưa đưa ra tuyên bố chính thức về thông tin của ABC News.
Theo H.K (Tiền Phong)