Người ta thường thấy tiêm kích Su-27, Su-30SM hay Su-35 hay bay cặp kè cùng với Tu-95MS "Gấu" hay Tu-160M2 "Thiên nga trắng" trên khắp thế giới để đảm bảo không có bất cứ kẻ nào dám "làm liều".
Do vậy, ý kiến thắc mắc của nhiều người khi cho rằng nếu một trong các loại tiêm kích trên hộ tống máy bay trinh sát IL-20 ở Syria thì sẽ ngăn không cho chiến đấu F-16 tiếp cận, áp sát và bẫy tên lửa phòng không S-200 Syria bắn nhầm, khởi đầu cho sự việc "quân ta bắn quân mình" và biến thành thảm hỏa cả về quân sự lẫn ngoại giao.
Phải chăng đây là một sai lầm rất nghiêm trọng của Nga khi sử dụng lực lượng máy bay quân sự hoạt động trên vùng trời, vùng biển Syria? Chúng ta cùng thử lý giải xem thế nào nhé.
KQ Israel cáo già, lừa tên lửa Syria sập bẫy
Như đã nói ở bài trước, phía Israel nắm rõ cả về đường bay và thời gian hoạt động của những của chiếc máy bay trinh sát IL-20 Nga nên các máy bay tiêm kích F-16 của Israel đã xuất kích, bay cực thấp bám đỉnh sóng để ngăn các loại radar của Nga - Syria phát hiện từ xa.
Các phi công đã đến được khu vực thích hợp để kéo cao rồi ném bom lượn GBU-39 tấn công Syria, sau đó vòng ra đúng thời điểm chiếc IL-20 về hạ cánh.
Các máy bay chiến đấu F-16 đã lên độ cao lớn, bị radar cảnh giới và tên lửa phòng không Syria phát hiện ngắm bắn, lúc này chiếc IL-20 lại trở thành vật che chắn lý tưởng, giúp tiêm kích F-16 Israel "núp bóng" khi mà tên lửa S-200 Syria đã khai hỏa và máy bay trinh sát Nga trở thành "vật tế thần".
Nga vấp phải sai lầm rất nghiêm trọng?
Vậy nếu máy bay trinh sát IL-20 của Nga nếu có tiêm kích Su-30SM hay Su-35 (2 loại này thường trực ở Syria) thì có xảy ra khả năng nó bị bắn hạ hay không?
Chắc chắn là không rồi, bởi lẽ so về tất cả mọi yếu tố kỹ thuật thì F-16 chỉ là "tuổi tôm" so với những chiếc tiêm kích hàng đầu thế giới của Nga mà thôi. Thế nên, nếu có mặt Su-30SM hoặc Su-35 Nga ở đó, chả có phi công tiêm kích F-16 nào của Israel dám liều mạng tiếp cận IL-20.
Vậy tại sao Nga không cho tiêm kích đi hộ tống IL-20 để ngăn chặn thảm họa? Phải chăng đây là sai lầm rất nhiệm trọng? Xin thưa, hoàn toàn không phải thế, bởi lẽ:
Nhiệm vụ của máy bay trinh sát IL-20 Nga bay trên vùng trời Tây Bắc Syria là cảnh giới tất cả các máy bay không người lái vũ trang mà phiến quân thường phóng đi từ hang ổ của chúng nhằm tấn công các căn cứ đầu não của Không quân Nga (ở sân bay Khmeimim) và Hải quân nga (ở Tartous).
Nó phải phát hiện sớm tất cả các dấu hiệu khả nghi, dù là nhỏ nhất để báo động, truyền tham số mục tiêu cho các đơn vị hỏa lực chuyển cấp chiến đấu, tiêu diệt từ xa, không để các máy bay không người lái này kịp tiếp cận gây thiệt hại về cơ sở vật chất và con người cho lực lượng Nga đồn trú ở Syria.
Chính vì nó bay hoàn toàn trên đất liền trong lãnh thổ Syria và nằm trong ô bảo vệ của lực lượng phòng không Nga-Syria vốn đang bố trí dày đặc ở khu vực này.
Hơn nữa, IL-20 là loại trinh sát, bay chậm, không có khả năng mang bất cứ loại vũ khí nào do vậy nó không tạo thành mối đe dọa với bất cứ lực lượng nào ở Syria để bị đáp trả.
Do vậy, Không quân Nga hoàn toàn có lý khi không điều các máy bay tiêm kích Su-30SM hay Su-35 hộ tống máy bay trinh sát IL-20 bay trên vùng trời, vùng biển hoàn toàn trong lãnh thổ Syria bởi điều đó là không cần thiết.
Nhưng điều không ai ngờ là phía Israel đã cố tình lợi dụng điều này để làm cho phòng không Syria sập bẫy, tạo thành tính huống "quân ta bắn quân mình" đầy tai tiếng.
Thế mới thấy, Không quân Israel xứng đáng là bậc thầy về "nghệ thuật tác chiến đường không", chỉ cần "chộp" đúng thời điểm là vài phút IL-20 bay ngoặt ra biển rồi về hạ cánh, kết thúc đường bay nhiệm vụ theo hình số 8 trên đất liền thuộc lãnh thổ Syria.
Do vậy, nói "để IL-20 bị hạ không có Su-30SM, Su-35 hộ tống là sai lầm rất nghiêm trọng" thì quả là hơi oan cho KQ Nga. Họ chỉ không lường trước là đối phương lại "chơi xấu" đến vậy mà thôi!
Theo Bình Nguyên (Soha/Thời Đại)