Nam Tống tồn tại 152 năm, tổng cộng trải qua 9 đời hoàng đế. Nếu so sánh thời hoàng kim và đến những giây phút cuối của triều đại này là hai thái cực hoàn toàn đối nghịch.
Trong số những hoàng đế của Nam Tống, có lẽ Tống Lý Tông là người sau khi chết đi có hoàn cảnh bi thảm nhất, hộp sọ của ông thậm chí còn bị mang ra chơi đùa, làm chén uống rượu trong suốt gần 100 năm. Nguyên nhân là gì? Ai có thể làm ra hành động tàn độc này?
Tống Lý Tông Triệu Quân là cháu đời thứ 10 của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận, vốn không phải thái tử nhưng sau khi Tống Ninh Tông băng hà, thừa tướng Sử Di Viễn cùng Dương Hoàng hậu giả truyền di chiếu, phế truất Thái tử Triệu Hồng, phong Triệu Quân lên làm vua.
Trong 10 năm đầu Triệu Quân lên ngôi, hắn hoàn toàn thờ ơ với các công việc của triều đình. Sử Di Viễn vì vậy có thể dứt khoát thực hiện chủ trương chống nhà Kim. Tuy nhiên, đến năm Thiệu Định thứ 6 (năm 1233) Sử Di Viễn qua đời, Triệu Quân tự mình chấp chính, cũng là năm thứ 5 liên kết với quân Mông để diệt nhà Kim.
Cũng chính năm ấy Bắc Tống liên kết với nhà Kim để tiêu diệt nhà Liêu, sau đó lại chính nhà Kim tiêu diệt. Sau khi nhà Kim diệt vong, Đại hãn Oa Khoát Đài - Đại hãn thứ 2 của Đế chế Mông Cổ đã xâm lược nhà Tống với lý do nhà Tống đã bội ước.
Trong trận Ngạc Châu, tể tướng Giả Tự Đạo lấy danh nghĩa Triệu Quân thuần phục trước quân Mông Cổ. Tống Lý Tông Triệu Quân khi ấy đã về già, cả ngày chỉ theo đuổi thanh sắc. Sau này lâm trọng bệnh từng hạ chiếu tìm thầy thuốc giỏi trong cả nước đến chữa bệnh nhưng chẳng ai đáp lại.
Năm Cảnh Định thứ 5 (tức năm 1264), Tống Lý Tông qua đời. Đến năm thứ hai mới được chôn cất tại lăng Vĩnh Mục.
Vào thời nhà Nguyên, nhà sư Dương Liên Chân dưới sự hỗ trợ của Tể tướng Tang Ca đã đào trộm mộ của Thiệu Hưng Tống. Thi thể của Tống Lý Tông được ngâm trong thủy ngan nên không hề bị phân hủy. Những têm trộm mộ đã bỏ thi thể của Tống Lý Tông ra ngoài, lấy đi viên minh châu trong miệng. Sau đó hộp sọ làm thành một chén rượu tặng cho hoàng đế nhà Nguyên, bị đem ra ngắm ngía chơi đùa cả trăm năm.
Tống Lý Tông khi còn sống chắc chắn không thể nghĩ tới, việc ngâm mình trong thủy ngân và dạ minh châu vốn để giữ thi thể của mình không bị phân hủy, kết quả lại thảm thương đến vậy. Tống Lý Tông ở dưới suối vàng nếu như biết được chắc chắn sẽ rất hối hận.
Vào những năm cuối triều Nguyên, chính trị hủ bại, quyền thần can thiệp sâu vào việc triều chính, các cuộc nổi dậy của nông dân nổ ra khắp nơi. Chu Nguyên Chương dẫn quân Nam chinh Bắc chiến, sau khi chiếm được kinh thành và thấy được đầu của Tống Lý Tông được làm thành một chén rượu trong cung, hành động của ông đã khiến nhiều người cảm động.
Vào năm Hồng Vũ thứ hai ( tức năm 1369), Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã sai người đưa hộp sọ của Tống Lý Tông về an táng một lần nữa theo nghi thức của hoàng tộc tại lăng Vĩnh Mục như xưa.
Theo Phạm Trang (Pháp Luật & Bạn Đọc)