3 ngôi mộ Hoàng đế thần bí nhất lịch sử Trung Quốc: Một cái không dám đào, một cái không biết chỗ đào và một cái không thể đào

13/07/2021 07:17:03

3 lăng mộ này đến cùng ẩn chứa bí mật gì?

Sau thời Xuân Thu, xã hội “Lễ băng, lạc hoại”, những quy tắc, lễ giáo phong kiến có sự thay đổi rất nhiều. Xuất hiện “trào lưu” mai táng linh đình, cũng đồng thời xuất hiện nạn trộm mộ ở khắp nơi. Hàng ngàn năm nay, dù trộm mộ luôn bị người đời ngăn cấm, cho là một hành vi bại hoại nhất nhưng từ lăng mộ Hoàng đế, tướng quân, cho đến quan viên quý tộc, chỉ cần có đồ tùy táng là những vật quý giá, đều sẽ nằm trong tầm ngắm của những tên trộm mộ. 

Nhưng điều gì cũng có ngoại lệ. Trong lịch sử Trung Quốc, có 3 ngôi mộ của Hoàng đế mà những tên trộm mộ dù vô cùng khao khát nhưng mãi không thể thực hiện thành công. Một cái không dám đào, một cái không biết chỗ để đào và một cái không thể đào.

3 ngôi mộ Hoàng đế thần bí nhất lịch sử Trung Quốc: Một cái không dám đào, một cái không biết chỗ đào và một cái không thể đào

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Không có gan đào

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn luôn được mệnh danh là “Đệ nhất lăng mộ Hoàng đế Trung Hoa”. Nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một trong những lăng mộ Hoàng đế với quy mô lớn nhất thế giới, kết cấu đặc biệt, bên trong chứa vô vàn châu báu của bậc đế vương, là niềm tự hào của Trung Quốc. Nhưng từ trước đến nay, vẫn không ai dám đào trộm lăng mộ này.

3 ngôi mộ Hoàng đế thần bí nhất lịch sử Trung Quốc: Một cái không dám đào, một cái không biết chỗ đào và một cái không thể đào - 1

Đầu tiên là vì lăng Tần Thủy Hoàng có rất nhiều thiết kế cực nguy hiểm, thứ hai là vì trong lăng vẫn luôn xuất hiện những bí ẩn chưa thể giải đáp. Trong “Sử ký” có ghi lại: “Lăng Tần Thủy Hoàng xuyên qua 3 con suối, thành quách bao quanh hoàn toàn làm bằng đồng, xung quanh ngập tràn những vũ khí vô cùng kỳ quái mà chúng ta không thể nhìn thấy. Lệnh cho những người thợ chế tác cung nỏ, tạo ra một hệ thống, hễ ai tiến vào bắn chết không tha. Lấy thủy ngân làm sông dài biển lớn bao quanh, các cơ quan ẩn trong lăng mộ thành một hệ thống tương hỗ, trên thiên văn, dưới địa lý. Lấy cao của người cá làm đèn, vĩnh viễn không bao giờ tắt”.

Thậm chí các nhà khoa học cũng không dám khai quật lăng mộ này vì lo lắng công nghệ khảo cổ chưa đáp ứng đủ điều kiện bảo vệ được các di sản văn hóa trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Lăng Thành Cát Tư Hãn - Không tìm thấy để đào

3 ngôi mộ Hoàng đế thần bí nhất lịch sử Trung Quốc: Một cái không dám đào, một cái không biết chỗ đào và một cái không thể đào - 2

Thành Cát Tư Hãn không chỉ là một người ở Trung Quốc không ai không biết tới mà trên toàn thế giới cũng nổi danh. Cả một đời của hắn đã chinh chiến vô số, lập nên đế chế Mông Cổ. Trong những cuộc chiến tranh, số báu vật mà hắn thu về được không hề nhỏ từ khắp nơi trên thế giới. Đây là một “miếng mồi” lớn đối với những tên trộm mộ, tuy nhiên đều trắng tay mà trở về. Những trân kỳ dị bảo đều mãi nằm lại nơi cao nguyên Mông Cổ.

Tương truyền, sau khi chôn cất Thành Cát Tư Hãn, hơn 1 vạn con ngựa chiến cũng đã bị chôn trên mảnh đất đó. Năm sau quay lại, cỏ xanh khu vực quanh ngôi mộ mọc đầy như bao chỗ trên thảo nguyên rộng lớn này. Lăng mộ thực sự của Thành Cát Tư Hãn vẫn luôn trở thành một ẩn số.

Càn Lăng - Không thể đào

3 ngôi mộ Hoàng đế thần bí nhất lịch sử Trung Quốc: Một cái không dám đào, một cái không biết chỗ đào và một cái không thể đào - 3

Càn Lăng là nơi đồng táng của Hoàng đế Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên, tọa lạc tại núi Lương Sơn, huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc; cách thành phố Tây An (kinh đô Trường An xưa của nhà Đường) khoảng 85 km về phía Tây Bắc. Hơn 1000 năm nay, Càn Lăng đã trở thành lăng mộ duy nhất từ thời Đường không bị đánh cắp. Tương truyền Càn Lăng được lựa chọn bởi hai đại tướng quyền lực nhất dưới thời Võ Tắc Thiên là Viên Thiên Cương và Lý Thuần Phong lựa chọn, quả thực là danh bất hư truyền.

3 ngôi mộ Hoàng đế thần bí nhất lịch sử Trung Quốc: Một cái không dám đào, một cái không biết chỗ đào và một cái không thể đào - 4

Đến cuối thời Đường, Hoàng Sào đã huy động một đại quân với số lượng lên đến 400.000 tên trộm mộ để vơ vét Càn Lăng. Tuy nhiên, dù đã đào sâu đến hơn 40m vẫn không thể tìm thấy đường vào lăng mộ nên chỉ có thể từ bỏ.

Vào những năm đầu của Trung Hoa Dân Quốc, lãnh đạo Quốc dân đảng là Tôn Liên Trọng lấy danh nghĩa bảo vệ cho Càn Lăng mà dẫn theo vô số thủ hạ đến đây chiếm đóng, lấy danh nghĩa tập trận mà dùng súng pháo đạn dược với ý định trộm cắp Càn Lăng. Tuy nhiên, dù có dùng bao nhiêu bom mìn thuốc nổ cũng không thể tìm thấy đường vào mộ.

Theo Phạm Trang (Pháp Luật & Bạn Đọc)