Chuyện về vị thái giám cuối cùng của Trung Quốc: Vừa tịnh thân nhập cung thì nhà Thanh sụp đổ, tiết lộ một bí mật khi hầu hạ các phi tần về đêm

07/10/2021 07:11:08

Khi vừa mới tịnh thân chuẩn bị nhập cung thì triều Thanh đã diệt vong, Tôn Diệu Đình trở thành vị thái giám duy nhất còn lại trong lịch sử Trung Quốc.

Theo "Thần Thản Tạp Thức" của triều Thanh (Trung Quốc) ghi chép, người nguyện tịnh thân để nhập cung làm thái giám bắt buộc phải được vị thái giám có địa vị tiến cử, sau đó cam kết chấp nhận bản thân trở thành "phụ nữ" để "gả" vào hoàng cung. Một khi trở thành thái giám thì tự do và tôn nghiêm cũng không còn tồn tại.

Chuyện về vị thái giám cuối cùng của Trung Quốc: Vừa tịnh thân nhập cung thì nhà Thanh sụp đổ, tiết lộ một bí mật khi hầu hạ các phi tần về đêm

Mỗi triều đại ở Trung Quốc đều có vô số thái giám, nhưng họ lại thuộc bộ phận không được người khác chú ý. Vào cuối thời nhà Thanh, có một vị thái giám không có phúc phận được vào cung được làm thái giám "thật sự". 

Đến khi ông vừa mới tịnh thân chuẩn bị nhập cung thì triều Thanh đã diệt vong. Ông trở thành vị thái giám duy nhất còn lại trong lịch sử Trung Quốc. Sau này, ông đã viết một cuốn tự truyện, bộc bạch những bí mật không được bật mí tồn tại trong chốn thâm cung. Trong đó có một chuyện: Buổi tối khi hầu hạ phi tần, thái giám phải đặt một thứ trong giày.

Người thái giám được nhắc đến tên là Tôn Diệu Đình, xuất thân từ một gia đình làm nông nghèo ở Tịnh Hải, Thiên Tân (Trung Quốc). Trong nhà có 6 người, bố mẹ và 4 anh em, Tôn Diệu Đình là con thứ hai. Lúc ông được sinh ra, gia đình chỉ có hơn 450 mét vuông đất, trong đó đã tính luôn phần đất dựng nhà ở.

Chuyện về vị thái giám cuối cùng của Trung Quốc: Vừa tịnh thân nhập cung thì nhà Thanh sụp đổ, tiết lộ một bí mật khi hầu hạ các phi tần về đêm - 1

Ban đầu, gia đình vẫn cố gắng cho ông đi học. Chưa học được bao nhiêu năm, vì gia cảnh quá khốn cùng nên ông phải nghỉ học. Vì để sống sót, bố mẹ đành phải đưa ông đi làm thái giám, ít ra cũng có cái ăn cái mặc.

Điều không thể ngờ là cách mạng Tân Hợi bùng nổ ngay thời điểm đó. Hoàng đế Phổ Nghi bị buộc phải kí vào chiếu thư thoái vị ở Dưỡng Tâm điện. Đến lúc này, triều Thanh chính thức chấm dứt, vua chúa không còn tồn tại, đương nhiên là cũng không cần đến thái giám nữa. Con đường trở thành thái giám để vào cung của Tôn Diệu Đình đã bị chặt đứt, gia đình ông chỉ đành tìm cách khác để tiếp tục mưu sinh.

Mặc dù Phổ Nghi đã thoái vị nhưng triều đình vẫn được phép ở lại trong Tử Cấm Thành và sử dụng các cung điện như Dưỡng Tâm điện và Di Hòa Viên. Thời gian này, Phổ Nghi vẫn được đối xử như một vị Thiên tử và nhận được mọi sự kính trọng cũng như quyền hành trong triều đình của riêng mình.

Theo đó, Phổ Nghi vẫn tiếp tục lối sống hoàng gia có kẻ hầu người hạ và tất nhiên cũng phải có thái giám. Triều đình hết thời vẫn ra sức tuyển thái giám và nô tỳ để vào cung phục vụ hoàng thất. Điều này một lần nữa dấy nên niềm hy vọng của gia đình nhà ông Tôn Diệu Đình.

Năm 1916, gia đình ông Tôn đã nhờ vả người quen đưa Tôn Diệu Đình vào Tử Cấm Thành. Đến đây, Tôn Diêu Đình đã chính thức bỏ đi tư cách làm một người con trai để vào cung làm thái giám khi chỉ mới 15 tuổi.

Chuyện về vị thái giám cuối cùng của Trung Quốc: Vừa tịnh thân nhập cung thì nhà Thanh sụp đổ, tiết lộ một bí mật khi hầu hạ các phi tần về đêm - 2

Thời điểm đó, triều đình Mãn Thanh chỉ còn lại hư danh và không hề có thực quyền. Sự phồn hoa vốn có đã đổi thành không khí áp bức lạnh lẽo đến ghê người.

Ông Tôn Diệu Đình kể lại, trong cung lúc đó vô cùng vắng lặng, gần như không có người. Ngoài Hoàng đế, Hoàng hậu và một vài phi tần, hoàng cung còn có lác đác một vài thái giám và tỳ nữ mà thôi. Tôn Diệu Đình vốn dĩ là thái giám chuyên làm việc vặt và quét dọn, nhưng sau đó lại được Hoàng hậu Uyển Dung nhận làm thái giám kề cận bên mình.

Tôn Diệu Đình phải tốn một số tiền đổi lấy cái tên Vương Thành Tường để đi theo hầu cận Hoàng hậu Uyển Dung.

Mặc dù hoàng cung triều Thanh giờ đây không còn quyền lực như xưa, nhưng cuộc sống trong cung vẫn phải có phép tắc rõ ràng. Kẻ hầu người hạ phải làm tròn trách nhiệm phục vụ chủ tử mọi lúc mọi nơi. Ngay cả trong đêm khuya, khi các phi tần gọi đến thì thái giám và cung nữ phải có mặt ngay lập tức. Nếu như có sự chậm trễ hoặc trên mặt vẫn còn uể oải buồn ngủ thì đương nhiên phải bị trừng phạt nghiêm khắc.

Chuyện về vị thái giám cuối cùng của Trung Quốc: Vừa tịnh thân nhập cung thì nhà Thanh sụp đổ, tiết lộ một bí mật khi hầu hạ các phi tần về đêm - 3

Thời gian ban đầu, Tôn Diệu Đình luôn cảm thấy khó khăn với nhiệm vụ hầu hạ của mình. Nhưng sau khi được vị thái giám già chỉ cho một vài phương pháp thì ông mới giải quyết được vấn đề.

Trong thời gian hầu hạ phi tần vào ban đêm, Tôn Diệu Đình đều đặt trong giày một quả thương nhĩ (tên gọi khác là ké đầu ngựa, một loại quả có gai nhọn).

Đây là một trong những phương pháp mà thái giám thường dùng để làm tỉnh táo tinh thần. Khi có tiếng gọi của bề trên, thái giám tất nhiên phải đứng dậy ngay và giậm phải quả thương nhĩ. 

Gai nhọn sẽ đâm vào chân và cơn đau sẽ làm tinh thần tỉnh táo ngay lập tức. Phương pháp thật sự gây nên đau đớn không hề nhỏ nhưng thái giám đành phải chấp nhận để tránh bị phạm tội.

Tôn Diệu Đình cố gắng chịu đựng kham khổ để được ở trong cung. Nhưng không may, ông đã mắc bệnh phổi và điều gì đến cũng sẽ đến. Phổ Nghi sợ bị truyền nhiễm nên đã cho người đưa ông ra khỏi hoàng cung. Chức vị thái giám của ông cũng từ đó chấm dứt.

Sau khi tân Trung Quốc được thành lập, công chúng cũng có cái nhìn đồng cảm hơn với nhân vật có liên quan đến lịch sử phong kiến xưa là Tôn Diệu Đình. Từ đó, ông nhận được những sự giúp đỡ và có một cuộc sống tốt hơn.

Chuyện về vị thái giám cuối cùng của Trung Quốc: Vừa tịnh thân nhập cung thì nhà Thanh sụp đổ, tiết lộ một bí mật khi hầu hạ các phi tần về đêm - 4

Đến những năm cuối đời của Tôn Diệu Đình, Giả Anh Hoa đã viết nên cuốn "Thái giám cuối cùng của Trung Quốc" dựa theo trải nghiệm của ông. Năm 1988, cuốn sách đã được dựng thành phim.

Ngày 17/12/1996, Tôn Diệu Đình qua đời ở Bắc Kinh. Cuộc đời của vị thái giám cuối cùng của Trung Quốc chính thức khép lại từ đây.

(Nguồn: Sohu)

Theo Phan (Pháp Luật & Bạn Đọc)