Hé lộ cuộc sống của cung nữ dưới triều Thanh: Được vào cung là phước ba đời, nếu chịu không nổi và tự sát sẽ gặp hậu quả khôn lường

25/09/2021 22:12:33

Công việc của cung nữ trong Tử Cấm Thành dưới triều Thanh là gì? Liệu đây có phải là niềm mơ ước của nhiều người không?

Vào năm Gia Khánh thứ 13, Bộ Nội vụ trong cung ban hành một quy định riêng trừng phạt thái giám và cung nữ có ý định tự sát. 

Theo đó, những ai có ý định tự sát sẽ có 2 lựa chọn: dùng dao tự quyết hoặc treo cổ trong vườn ngự uyển. Những người tự ý treo cổ sẽ bị bỏ xác nơi hoang vu, người thân bị đày tới Tân Cương làm nô lệ. Các cung nữ nếu có ý định tự tử cần phải cân nhắc thời điểm thuận lợi, cần phải báo cáo nếu không hài cốt không được chôn cất và còn liên lụy tới người thân.

Hé lộ cuộc sống của cung nữ dưới triều Thanh: Được vào cung là phước ba đời, nếu chịu không nổi và tự sát sẽ gặp hậu quả khôn lường
Xuất thân của các cung nữ tốt hơn nhiều so với thái giám.

Lý giải cho quy định mới này được cho rằng, vào thời điểm đó có một số vụ tự sát xảy ra trong hậu cung, điều này khiến cho Hoàng đế cảm thấy không vui và xui xẻo. Hoàng đế cho rằng, được vào cung điện hầu hạ vua chúa là một điều may mắn, tổ tiên tích đức, không phải ai cũng có cơ hội này.

Vào năm Đạo Quang thứ 15, có một cung nữ 14 tuổi tự tử trong vườn thượng uyển. Theo điều tra, cung nữ này vào cung mới được 5 tháng, làm việc không tốt, thường xuyên trộm đồ ăn, khi bị phát hiện đã bị phạt 30 trượng.

Theo quy định của Bộ Nội vụ, thi hài không được an táng mà ném vào rừng sâu. Cha của cung nữ này là một ông lão đã ngoài 60 tuổi, già yếu và bệnh tật nhưng vẫn bị đày đi làm nô lệ.  

Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, phần lớn thái giám đều là con cái của gia đình nghèo, gia cảnh khó khăn, phải lo từng bữa ăn mỗi ngày nên không còn cách nào khác phải chọn cách nhập cung. Trước khi thái giám vào cung, thân thể và tinh thần bị tổn thương rất nhiều. Chỉ có số ít thái giám được chủ nhân chiếu cố, cuộc sống sung sướng.

Trong khi đó, xuất thân của các cung nữ tốt hơn nhiều so với thái giám, phần lớn là những người không có gốc gác rõ ràng, con cháu của quan lại bị phạm tội hoặc con nhà nghèo được tuyển chọn bởi các quan trong hậu cung. 

Hé lộ cuộc sống của cung nữ dưới triều Thanh: Được vào cung là phước ba đời, nếu chịu không nổi và tự sát sẽ gặp hậu quả khôn lường - 1

Một số trường hợp còn lại là do họ tự nguyện muốn vào cung để thấm nhuần các lễ nghi triều đình. Đặc biệt vào nhà Thanh, cung nữ phải có lai lịch rõ ràng, địa vị nhất định trong xã hội, phải con nhà quan viên mới được tuyển vào cung.

Ngoài việc hầu hạ Hoàng đế, họ còn có cơ hội trở thành phi tần, thê thiếp. Vì vậy, trong hậu cung nhà Thanh còn có một quy tắc bất thành văn khi trừng phạt cung nữ không được phép tát vào mặt.

Ngoài ra, thời gian phục vụ của cung nữ thường ngắn hơn thái giám. Họ có thể rời cung sau 10 năm làm việc, khoảng 25 tuổi có thể quay trở về nhà để kết hôn với người khác. Tuy nhiên, con gái ngày xưa thường lấy chồng ở tuổi 15, 16 nên khi ở ngoài độ tuổi 25, việc kết hôn cũng rất khó khăn.

Những cung nữ sau khi nhập cung đều được dạy dỗ, học phép tắc và cách làm việc. Nếu làm việc không tốt hay học kém, cung nữ cũng bị trừng phạt như đánh hoặc quỳ. Cuộc sống của cung nữ trong cung tương đối tẻ nhạt, phạm vi hoạt động bị hạn chế tối đa, không được tùy tiện đi lung tung.

Hé lộ cuộc sống của cung nữ dưới triều Thanh: Được vào cung là phước ba đời, nếu chịu không nổi và tự sát sẽ gặp hậu quả khôn lường - 2
Cung nữ phải học rất nhiều thứ trong cung để phục vụ vua chúa.

Cung nữ phải phục vụ chủ nhân của mình tất tần tật mọi thứ, từ chải đầu tới bưng nước, phải giả vờ vui buồn tùy theo sắc mặt của chủ. Cung nữ luôn đứng túc trực bên cạnh chủ nhân hàng tiếng đồng hồ, phải thức đêm canh cho chủ nhân ngủ. Sự canh gác của cung nữ chính là phòng tuyến cuối cùng thông báo nếu có kẻ gian xâm nhập lúc nữa đêm.

Nơi ở của cung nữ rất khác nhau, tùy theo địa vị và vị trí công việc của họ. Nếu cung nữ hầu hạ Hoàng hậu và các phi tần có địa vị cao, trách nhiệm của họ lúc nào cũng phải túc trực bên cạnh chủ nhân. 

Vì vậy, họ sẽ sống trong một căn phòng nhỏ bên cạnh phòng của chủ nhân để tiện cho việc gọi bất cứ lúc nào. Còn những cung nữ khác thường sống chung trong một căn phòng nhỏ, điều kiện sống tương đối đơn giản. Tùy theo tính chất công việc sẽ được bố trí nơi ở gần đó và phần lớn sống bên ngoài Tử Cấm Thành.

Cung nữ sẽ không được gặp người thân trong quá trình làm việc trong cung, chỉ có những phi tần mới được phép về nhà thăm gia đình nhưng phải có thái giám đi cùng để đảm bảo không tiết lộ chuyện trong cung ra ngoài.

Trong những năm tháng dài đằng đẳng và buồn chán trong hậu cung, một số cung nữ sẽ chọn kết hôn với thái giám. Mặc dù triều đình ra lệnh cấm nhưng họ cũng là con người bình thường, muốn có được một cuộc sống vợ chồng như bao người. 

Sau thời gian phục vụ trong cung, các cung nữ sẽ được rời khỏi Tử Cấm Thành và sống một cuộc đời bình lặng đến cuối đời. Vì vậy, trong mắt người dân thời đó, làm cung nữ trong triều Thanh là một công việc tốt.

(Nguồn: Thepaper, Sohu)

Theo Phan Hằng (Pháp Luật & Bạn Đọc)

Nổi bật