"Ở một mức độ nào đó, chiếc tiêm kích tàng hình Nga T-50/Su-57 là một chiếc máy bay dễ bị hiểu lầm”, ông Rogoway viết vào ngày 30/4.
Theo ông, điểm đặc biệt ấn tượng đầu tiên ở Su-57 đó là chiếc máy bay này sở hữu một hệ thống radar tích hợp băng tần X được gắn ở phía bên cạnh thân máy bay, trong khi những dòng máy bay gần tương tự đặt hệ thống này ở trên mũi máy bay.
Hệ thống radar này cho phép chiến đấu cơ Su-57 tăng cường khả năng nhận biết và phán đoán tình huống, đồng thời giúp nó thực hiện các thao tác đặc biệt ở trên không tốt hơn so với bất kỳ máy bay nào ở gần nó, nhà báo Rogoway viết trên tờ The War Zone vào hôm 30/4.
Chiếc máy bay này cũng được tích hợp hệ thống cảm biến quang – điện tử hiện đại 101KS Atoll giúp tìm kiếm và theo đuôi đối thủ, được đặt ở trên phần mũi máy bay, cho phép phi công phát hiện và giao chiến với các máy bay địch.
Tiêm kích Su-57 sở hữu tháp pháo có khả năng chiếu tia laser, “chọc mù” hệ thống phát hiện tên lửa của đối phương và “tiễn nó ra khỏi cuộc chiến”, tác giả viết thêm trên tờ War Zone.
Giống như các thế hệ máy bay tiền nhiệm khác của Nga, tiêm kích Su-57 được thiết kế để vận hành tốt trên những đường băng có bề mặt gập ghềnh. Nó có khả năng cất cánh và hạ cánh dễ dàng trên các bề mặt nêu trên.
Động cơ trên máy bay là có khả năng vector đẩy 3D. Trước đây, các kỹ sư Trung Quốc từng thử áp dụng vector đẩy kiểu này với các loại động cơ bản xứ do chính nước này phát triển, nhưng không thành công, cụ thể là áp dụng trên máy bay J-20 của nước này.
Cuối cùng, nơi chứa vũ khí của máy bay Su-57 khả năng chứa khoảng 4 đến 6 tên lửa tầm trung không đối không, hoặc một số lượng nhỏ hơn các loại bom điều hướng. Nhưng có thể đó không phải chỗ chứa vũ khí duy nhất của dòng tiêm kích này.
“Có thể một tên lửa đặc biệt với đường kính nhỏ hơn sẽ được tích hợp vào vị trí đó trong tương lai”, nhà báo Rogoway viết về khả năng trữ thêm tên lửa của máy bay ở gần gốc của hai bên cánh.
Su-57, có tên gọi ban đầu là T-50, có chuyến bay đầu tiên vào tháng 1/2010. Nó là chiến đấu cơ đa nhiệm tàng hình thế hệ thứ 5 của Nga và là đối thủ đáng gờm đối với các chiến đấu cơ tương đương của Mỹ như F-22 Raptor và F-35 Lightning II.
Su-57 được cho là có khả năng bay ở tốc độ siêu âm. Nó có thể đạt vận tốc 2.140km/h, tầm hoạt động lên đến 5.471km và trần bay tối đa là 19.812m.
Sự xuất hiện của biên đội Su-57 có thể buộc Washington phải thay đổi tính toán trên chiến trường. Tới nay, rất khó để có thể nói Su-57 hay F-22 sẽ giành chiến thắng trong tình huống đối đầu.
Các chuyên gia quân sự đánh giá, việc Nga đưa tiêm kích Su-57 tới chiến trường Syria có thể nhằm tăng sức hấp dẫn của chúng trên thị trường xuất khẩu. Nga mới đây còn tuyên bố muốn biến Su-57 thành chiến đấu cơ thế thệ thứ 6, tức là ít nhất nó sẽ có khả năng không người lái.
Theo Danh Tuyên (Nguoiduatin.vn)