Từ thời Chiến tranh Lạnh, những con tàu tuần tra tốc độ cao đã có mặt trong biên chế của Hải quân Hoàng gia Na Uy nhờ uy lực và độ chính xác cao của mình.
Cụ thể, hầu hết các con tàu này đều mang theo tên lửa chống hạm “Penguin” có tầm bắn khoảng 54km, sử dụng điều khiển hồng ngoại nhằm đem lại độ chính xác “chết người”. Ngoài ra, tàu con trang bị thêm cả ngư lôi dẫn đường hạng nặng.
Vào những năm 1990, chính phủ cho nghỉ hưu những con tàu này, thay thế bằng lớp tàu hộ tống cao tốc mới Skjold cực kì tiên tiến.
Loại tàu mới chỉ nặng 274 tấn, mang theo 8 Tên lửa Tấn công Hải quân (NSM) “Kongsberd” cùng với 1 súng 76mm và 2 súng máy 12,7x99mm – hoàn toàn có thể sánh ngang với tàu tên lửa cánh ngầm lớp Pegasus của Mỹ. So với người tiền nhiệm “Penguin”, các tên lửa NSM có tầm bắn và sức công phá lớn hơn nhiều.
Lớp Skjold của Hải quân Na Uy có tốc độ lên tới 60 knot (khoảng 111 km/h), nhanh hơn Tàu tuần duyên Chiến đấu của hải quân Mỹ và còn được trang bị công nghệ tàng hình, giúp tàu có thể tiêu diệt đối phương trước khi bị nhìn thấy.
Hiện tại, Na Uy đang sở hữu 6 chiếc tàu lớp Skjold trong biên chế. Được biết, quân đội nước này tin tưởng các tàu hộ tống lớp Skjold đến mức dự định thay thế 40 tàu tên lửa lớp Hauk, lớp Snogg và lớp Storm của hải quân.
Lí do thì rất đơn giản: dù có số lượng ít, thế nhưng nhờ tốc độ cao, tên lửa mạnh mẽ và công nghệ tàng hình, những “nắm đấm thép” nhỏ này có khả năng sống sót trước hỏa lực kẻ thù cao hơn bất kì loại tàu nào mà Na Uy có.
Theo Mai Đại (Dân Việt)