Ấn Độ đang xem xét dừng mua máy bay tiêm kích Rafale của Pháp thay vào đó họ lựa chọn loại máy bay tiêm kích của Nga Su-30MKI, hãng tin Military Watch cho biết.
“Hợp đồng thế kỷ” là tên gọi hợp đồng cung cấp máy bay tiêm kích Rafale của Pháp cho Ấn Độ.
Công ty này đã giành chiến thắng trong cuộc đấu thầu công khai trước các công ty nổi tiếng khác như Lockheed Martin (của Mỹ) với F-16, Boeing với F/A-18E/F, SAAB (từ Thụy Điển) với Gripen và máy bay tiêm kích của Nga MiG-35.
Theo các chuyên gia Nga, quyết định mua máy bay tiêm kích của Pháp của Ấn Độ không chỉ đơn giản là các máy bay tiêm kích mà họ muốn Pháp chuyển giao công nghệ sản xuất mới theo từng khâu – phần cơ khí, phần thiết bị của loại máy bay này.
Tuy nhiên phía Pháp chỉ đồng ý bán các máy bay còn phần công nghệ sản xuất họ từ chối.
Vì quyết định này khiến hợp đồng này khó có thể thực hiện và nhiều khả năng Ấn Độ sẽ chọn một đối tác khác. Và một trong những tiêm kích mà Ấn Độ hướng tới là loại máy bay tiêm kích của Nga Su-30MKI.
Nga được coi là nước sở hữu những chiếc máy bay tiêm kích hiện đại với khả năng chiến đấu cao. So với Rafale khả năng chiến đấu của Su-30MKI được đánh giá cao hơn nhiều, ví dụ bán kính tiêu diệt mục tiêu của tiêm kích Nga lớn hơn nhiều so với tiêm kích của Pháp.
Máy bay tiêm kích của Pháp có tốc độ thấp hơn, khả năng cơ động kém hơn và tải trọng hiệu dụng nhỏ hơn so với máy bay Su-30MKI của Nga.
Và một điều quan trọng không kém đó là tiêm kích của Pháp khá đắt, đặc biệt là kể từ khi giành được hợp đồng với Ấn Độ.
Ngoài ra, thực tế Ấn Độ và Nga đã và đang hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực quốc phòng, các sản phẩm chung giữa họ đều được đánh giá rất cao.
Chính vì vậy, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ ngừng mua Rafale thay vào đó họ sẽ mua Su-30MKI. Một nguyên nhân khiến Ấn Độ sẽ thực hiện hợp đồng mới đó là họ có thể cải tiến một số máy bay Su-30MKI và trang bị cho chúng những chiếc tên lửa BrahMos mới.
Trước đó theo nguồn tin từ The New Economic Times đã tiết lộ rằng, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đang xem xét việc từ bỏ mua những chiếc Rafale (giành được thầu năm 2012) các điều khoản hợp đồng không được đáp ứng và do sự tăng giá của bản hợp đồng này.
Các chuyên gia cho rằng, việc Pháp không ngừng tăng giá của Rafale sẽ khiến Ấn Độ phải chi thêm một khoản tiền lớn nếu thực hiện hợp đồng đã ký, và điều này sẽ ảnh hưởng đến ngân sách giành cho các dự án phát triển máy bay tiêm kích Tejas và AMCA của Ấn Độ.
Chuyên gia ước tính rằng, nếu không mua 126 chiếc Rafale của Pháp, Ấn Độ hoàn toàn có thể mua 255 chiếc máy bay tiêm kích mới Tejas của Ấn Độ và “Sukhoi cao cấp-30”, MiG-29K được sản xuất tại Nga. Điều này còn giúp họ tiết kiệm chi phí hậu cần, chi phí đào tạo phi công và quá trình bảo dưỡng.
Tiêm kích Rafale là chiếc máy bay cuối cùng của Châu Âu chế tạo mà không có sự tham gia của Mỹ. Đây là loại máy bay đa năng, bao gồm các phiên bản máy bay tiêm kích-ném bom, tiêm kích-đánh chặn, riêng phiên bản tiêm kích Rafale trên tàu bị hủy bỏ.
Theo Nguyễn Đông (Đất Việt)