Vào 0 giờ 42 phút ngày 8/3/2014, chuyến bay MH370 của Hãng hàng không Malaysia Airlines cất cánh từ Kuala Lumpur (Malaysia) đến Bắc Kinh (Trung Quốc). Chiếc Boeing 777 được điều khiển bởi phi công Ahmad Shah, 53 tuổi và cơ phó Fariq Hamid, 27 tuổi điều khiển.
Họ dẫn đầu một phi hành đoàn gồm 10 tiếp viên hàng không, tất cả đều là người Malaysia, và chở 227 hành khách. Phần lớn những người trên máy bay là người Trung Quốc, cùng với 38 người Malaysia và công dân Indonesia, Australia, Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Iran, Ukraine, Canada, New Zealand, Hà Lan, Nga và Đài Loan.
Theo Guardian, ông Ahmad Shah là một phi công cao cấp và có uy tín nhất của Malaysia Airlines trong khi anh Fariq Hamid cũng chỉ còn một chuyến bay huấn luyện nữa là được cấp đầy đủ chứng chỉ.
40 phút đầu tiên của chuyến bay diễn ra rất suôn sẻ. Lúc 1h19, chuyến bay MH370 tiếp cận cuối không phận Malaysia. Đài kiểm soát không lưu Malaysia thông báo cho MH370 liên lạc với trạm kiểm soát không lưu TP Hồ Chí Minh. Đáp lại, cơ trưởng Ahmad Shah trả lời: “Chúc ngủ ngon. Malaysia 3-7-0”.
Cơ trưởng 53 tuổi không lặp lại câu nói theo tần suất cố định, tuy nhiên đây cũng không hẳn là điều bất thường. Nhưng trạm kiểm soát không lưu TP Hồ Chí Minh hoàn toàn không nhận được bất cứ đăng ký nào từ phía MH370. Vài giây sau khi vào không phận Việt Nam, MH370 đã biến mất khỏi màn hình radar. Tất cả những nỗ lực sau đó để liên lạc với tổ bay đều không thành công. Đối với một chuyến bay thương mại, nó sẽ được theo dõi và có thể tiếp cận được mọi lúc, mọi nơi nhưng điều này không xảy đến với MH370.
Theo Louise Malkinson, giám đốc của MH370, sự biến mất của MH370 là bí ẩn hàng không lớn nhất mọi thời đại.
“Đây là một thế giới nơi chúng ta có điện thoại di động, radar, vệ tinh và thiết bị theo dõi, nhưng đã gần chín năm trôi qua… mà vẫn chưa có điều kì diệu nào xảy đến.” Bà Malkinson nói với Guardian.
Sự chờ đợi làm hao mòn tâm trí thân nhân những hành khách trên chuyến bay trong hàng giờ, rồi hàng ngày dần dần thành vài tháng và cuối cùng là hàng năm với hàng loạt câu hỏi và những cuộc tìm kiếm không kết quả.
Theo loạt phim mới được công chiếu trên Netflix, nguyên nhân của vụ mất tích bắt nguồn từ sự chậm trễ từ phía các kiểm soát viên Malaysia và của Malaysia Airlines. Nỗi ám ảnh về vụ mất tích khiến người dân toàn thế giới sững sờ, chờ đợi và thúc đẩy hàng loạt giả thuyết được đưa ra.
1.Máy bay mất tích vì có ai đó muốn hưởng tiền bảo hiểm
Cảnh sát trưởng Malaysia Khalid Abu Bakar đã không loại trừ khả năng MH370 mất tích có liên quan đến một vụ lừa đảo tinh vi về tiền bảo hiểm. Ông Bakar tiết lộ các nhà điều tra đã tập trung tìm hiểu mọi khả năng có thể xảy ra.
“Có lẽ có ai đó trên chuyến bay đã mua một suất bảo hiểm với giá trị rất lớn, với dự định người nhà của mình sẽ được hưởng nó hoặc ai đó đang thiếu nợ quá nhiều tiền. Chúng tôi đang điều tra ở mọi hướng có thể”, dẫn lời cảnh sát trưởng Malaysia cho hay.
2.Phi công tự sát
Sau khi vụ việc xảy ra, có rất nhiều chuyên gia hàng không nghiêng về giả thuyết hoặc cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah hay cơ phó Fariq Abdul Hamid tự sát. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng củng cố cho giả thuyết này.
Ông Hugh Dunleavy, Giám đốc thương mại của Malaysia Airlines, cho biết cơ trưởng Zaharie là một phi công rất giàu kinh nghiệm và bản lĩnh. “Hoàn toàn không có gì phải phàn nàn về thái độ và hành vi của anh ấy. Không có lý do gì để có thể nghi ngờ phi hành đoàn gây ra vụ mất tích của chiếc máy bay”, ông Dunleavy cho hay.
3.MH370 bị người ngoài hành tinh bắt cóc
Giả thuyết máy bay Malaysia bị người ngoài hành tinh bắt cóc rất phổ biến trên các trang mạng xã hội. Theo một cuộc khảo sát của đài truyền hình Mỹ hồi năm 2014, trong số 10 người Mỹ thì có một người tin rằng người ngoài hành tinh đứng sau vụ máy bay MH370 mất tích.
4.MH370 mất tích vì có Tam giác quỷ Bermuda tại châu Á
Có rất nhiều bình luận trên các trang mạng xã hội cho rằng chiếc máy bay của Malaysia mất tích vì lạc vào một Tam giác quỷ Bermuda thứ 2. Tàu thuyền và máy bay đã biến mất không để lại dấu tích khi đi vào vùng biển được mệnh danh là Tam giác Bermuda ở bắc Đại Tây Dương, bao gồm vụ mất tích bí ẩn của 5 máy bay ném bom hồi năm 1945.
5.MH370 biến mất giống vụ tàu Titanic chìm
Theo thuyết âm mưu này, có 3 hành khách trên tàu Titanic là những người phản đối kịch liệt ý tưởng thành lập Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FRB), bao gồm: Benjamin Guggenheim, Isa Straus và David Astor.
Nếu 3 người kia chết, người được hưởng lợi sẽ là nhà tài phiệt J.P. Morgan - người ủng hộ thành lập FRB. Morgan là người sở hữu tàu Titanic và chính ông đã hủy tấm vé của mình vào phút chót. Một năm sau đó, FRB chính thức thành lập.
Tương tự Titanic, vụ MH370 có một tình tiết hết sức trùng hợp: có 4 hành khách người Hoa trên chuyến bay làm việc cho công ty Freescale Semiconductor ở thành phố Austin, bang Texas (Mỹ). 4 người này có tên trong một bằng bảo hộ sáng chế của Mỹ đối với một loại vật liệu không gian là graphene.
6.Máy bay bị giấu ở hòn đảo bí mật
Vào thời điểm chiếc Boeing 777 bị rơi và chưa có mảnh vỡ nào được tìm thấy, đã có một số người nghĩ rằng có lẽ nó không hề gặp sự cố và đặt ra giả thuyết chiếc máy bay có lẽ đã được chuyển hướng đến một đường băng nhỏ, hẻo lánh để sử dụng cho mục đích khác. Theo đó, nhiều đồn đoán cho rằng phi cơ đã hạ cánh máy bay xuống Diego Garcia, nơi có một căn cứ quân sự nằm trên hòn đảo ở Ấn Độ Dương.
“Vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa được trả lời nên tôi không biết chuyện gì đã xảy ra. Tôi biết rằng một số giả thuyết còn xa vời hơn những giả thuyết khác, nhưng tôi nghĩ điều quan trọng nhất đối với tôi là người thân vẫn chưa có tất cả các câu trả lời, và thực ra bí ẩn này vẫn chưa có. được giải quyết.” Bà Malkinson nói.
Sợ chìm vào quên lãng
Trong số thân nhân những hành khách có mặt trên chuyến bay, bên cạnh sự chờ đợi và đau buồn, một số đã chuyển sang hành động như tìm kiếm manh mối từ những mảnh vỡ được tìm thấy trên bãi biển Madagasca, hay cầu cứu đến chính phủ Malaysia…
“Nỗi sợ hãi lớn nhất đối với những người mà chúng tôi nói chuyện đó chính là lãng quên. Họ sợ đó sẽ chỉ được coi là một sự cố bi thảm và thời gian sẽ giúp họ xóa nhòa nỗi đau.” Malkinson chia sẻ.
Hôm 5-3, gia đình của những người đi trên chuyến bay MH370 đã kêu gọi chính phủ Malaysia cho phép công ty thám hiểm đáy biển Ocean Infinity của Mỹ tiến hành một cuộc tìm kiếm mới, theo đài CNN.
Năm 2018, Malaysia đã mời Ocean Infinity tìm kiếm chiếc máy bay ở Nam Ấn Độ Dương. Chính phủ nước này đưa ra mức chi trả tới 70 triệu USD nếu tìm thấy chiếc máy bay. Tuy nhiên, hoạt động tìm kiếm không mang lại kết quả gì đáng chú ý.
Tuy nhiên, công ty này cho biết họ hiện có bằng chứng mới có thể dẫn đến việc phát hiện ra chiếc máy bay. Đại diện công ty cho biết họ đang đề nghị chính phủ Malaysia cho tiến hành tìm kiếm trên cơ sở “không tìm thấy, không tính phí”.
Trước đó, tháng 1-2017, Malaysia, Trung Quốc và Úc cho kết thúc cuộc tìm kiếm MH370 kéo dài 2 năm. Đợt tìm kiếm này đã tiêu tốn khoảng 135 triệu USD.
Tuy nhiên, Malkinson cho biết cô hy vọng một ngày nào đó cuộc tìm kiếm sẽ được tiếp tục, để kết thúc, xác nhận và quan trọng nhất là tìm thấy thi thể những người đã mất tích.
Trong một thông điệp gửi tới các gia đình nạn nhân, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia Anthony Loke tuyên bố sẽ không “kết sổ” cuộc tìm kiếm MH370. Đồng thời, ông cho biết thêm rằng các cuộc tìm kiếm trong tương lai sẽ được xem xét thích đáng nếu có “thông tin mới và đáng tin cậy” về chiếc máy bay.
QT (Nguoiduatin.vn)