Nguyên nhân khiến da chân bị khô
Da bàn chân vốn là da khô vì vùng da tại đây không có tuyến dầu để dưỡng ẩm. Yếu tố thời tiết hanh khô hoặc chịu ảnh hưởng bởi việc cọ xát thường xuyên do đi bộ nhiều cũng khiến cho lớp tế bào chết tại đây phát triển mạnh mẽ dẫn đến tình trạng da khô sần sùi và bong tróc. Chính vì vậy chúng ta nên chăm sóc và dưỡng da bàn chân cẩn thận hơn để vùng da này luôn mượt mà, nhẵn nhụi như “gót sen”.
Ngoài những nguyên nhân trên, chế độ ăn uống và bệnh lý ngoài da cũng là nguyên nhân khiến cho vùng da gót chân trở nên bong tróc và nứt nẻ.
Cách trị da chân bị khô
1. Tẩy tế bào chết
Sử dụng đá bọt biển để tẩy đi lớp tế bào chết hoặc lớp da bị bong ra là một cách hiệu quả và đơn giản nhất. Các bạn chỉ cần ngâm da bàn chân trong nước ấm để vùng da này trở nên mềm hơn và làm ướt đá bọt biển, sau đó nhẹ nhàng dùng đá bọt biển chà xát theo chuyển động tròn để làm bong đi lớp da chết đó. Nếu các bạn đang hoang mang bao lâu tẩy da chết một lần thì câu trả lời sẽ là 1 đến 2 lần tuỳ theo nhu cầu.
Sử dụng đá bọt biển để tẩy đi lớp tế bào chết hoặc lớp da bị bong ra là một cách hiệu quả và đơn giản nhất. Các bạn chỉ cần ngâm da bàn chân trong nước ấm để vùng da này trở nên mềm hơn và làm ướt đá bọt biển, sau đó nhẹ nhàng dùng đá bọt biển chà xát theo chuyển động tròn để làm bong đi lớp da chết đó. Nếu các bạn đang hoang mang bao lâu tẩy da chết một lần thì câu trả lời sẽ là 1 đến 2 lần tuỳ theo nhu cầu.
2. Sử dụng mặt nạ chân
Sử dụng các loại mặt nạ chân chuyên dụng trong vòng 15-20 phút mỗi tuần từ 1-2 lần giúp da trở nên mịn màng, tránh bong tróc. Đặc biệt sử dụng mặt nạ dưỡng da bàn chân sau sau khi tẩy tế bào chết sẽ giúp các dưỡng chất hấp thụ vào da tốt hơn.
3. Sử dụng kem dưỡng ẩm chuyên dụng
Ngoài chức năng dưỡng ẩm, kem dưỡng da bàn chân còn có cả năng ngăn sự thoát ẩm ra khỏi da giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các vấn đề nứt nẻ ở gót chân. Ngày nay một số loại kem dưỡng da bàn chân sẽ giúp giảm ma sát giữa chân và giày, hạn chế việc hình thành lớp sừng ở gót chân.
4. Mang tất
Mang tất sẽ hạn chế việc cọ xát trực tiếp giữa da và giày, đặc biệt với những ai hoạt động thể thao. Một đôi tất với chất liệu cotton mềm mại và thấm hút tốt sẽ giúp vùng da bàn chân không phải tiết mồ hôi quá nhiều gây mất độ ẩm cũng là một cách tốt ngăn chặn tình trạng da thêm khô.
Để bàn chân với những vết nứt, và mảng da bong tróc sẽ khiến chúng ta cảm giác khá khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Nếu kiên trì áp dụng các cách chữa da khô cho chân bên trên, ngoài việc hỗ trợ điều trị mà còn ngăn ngừa các tình trạng khô da bàn chân.
Tuy nhiên trong trường hợp vết da nứt và bong tróc quá nghiêm trọng và không có chiều hướng thuyên giảm sau khi áp dụng các phương pháp điều trị cách chữa da khô phía trên, các bạn nên gặp các bác sĩ da liễu để chẩn đoán và điều trị để có kết quả tốt nhất.
Theo Aaron Nguyen (Tạp Chí Phái Đẹp Elle)