Nhắc tới xe Pháp hiện tại là nhắc tới xe đô thị cỡ nhỏ giá phổ thông (ngoại trừ trường hợp Bugatti) khi cả tập đoàn Renault và PSA (nay thuộc Stellantis) đều mạnh nhất ở mảng này. Lần gần nhất xe Pháp vang danh toàn cầu về độ sang trọng đã là từ… 70 năm trước với những cỗ máy hiện đại tới từ những thương hiệu nay đã biệt tích như Delahaye, Talbot-Lago hay Facel Vega.
Giờ, PSA/Stellantis sau ngày sáp nhập đang muốn trở lại thâm chiến phân khúc xe sang toàn cầu khi đưa thương hiệu DS lên trở thành một trong những đầu tàu chính. Hãng kỳ vọng có thể dựa vào biểu tượng Citroen DS của thập niên 1950/1960 trước kia để tìm lại ánh hào quang trong phân khúc xe sang và vực dậy thương hiệu DS gần như không tạo được dấu ấn từ khi trở lại vào năm 2009.
Về thiết kế, dòng xe đầu tiên của DS là DS 9 được khẳng định nằm ở phân khúc SUV với nền tảng là concept Aero Sport Lounge (ASL) được đánh giá rất cao khi ra mắt hồi năm ngoái. Tổng thể SUV lai coupe thể thao được kết hợp với phong cách thiết kế gai góc, hiện đại. Kích thước xe, dựa trên chiều dài 5 mét, được phân loại vào phân khúc cỡ lớn.
Nội thất ASL có lẽ là quá hoang dã để có thể sử dụng cho một mẫu xe thành phẩm, bởi vậy DS 4 có thể là thước đo tham khảo chính xác hơn. Tuy vậy, chiếc SUV cỡ lớn chắc chắn sang, rộng và hiện đại hơn dòng xe vốn chỉ đối đầu BMW 1-Series.
Bên dưới khung thân DS9 gần như chắc chắn là khung gầm thuần điện eVMP hoàn toàn mới dành riêng cho xe cỡ trung và lớn với công suất tối đa hỗ trợ rơi vào khoảng 335 mã lực, dung lượng ắc quy 100 kWh.
Dựa trên biểu giá của DS hiện tại, DS 9 SUV mới có thể chạm ngưỡng khởi điểm 65.000 USD (cao hơn DS 9 sedan gốc chạy động cơ thường gần 10.000 USD) – một mức giá khá phù hợp để đối đầu BMW iX và Mercedes EQC trong phân khúc xe điện tuy lấy khách của Mercedes-Benz GLE Coupe, BMW X6, Lexus RX hay ngay cả Genesis GV80 có lẽ chỉ có thể là mục tiêu được đặt ra cho thế hệ sau nữa.
Theo Quang Phong (Tổ Quốc)