Việt Nam có 1 loại rau mọc dại nhưng là 'thuốc hạ đường huyết tự nhiên', tốt cả cho tim mạch và huyết áp: Nam hay nữ cũng nên ăn

20/06/2024 14:22:57

Đây không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn là một dược liệu quý chữa viêm họng, thiếu máu, thanh nhiệt, giải độc cơ thể và cả tiểu đường.

Loại rau mọc dại trở thành thực phẩm ưa chuộng

Rau càng cua, hay còn gọi là rau tiêu, đơn buốt, quỷ châm thảo, thích châm thảo, cương hoa thảo và rau đơn kim tùy theo vùng miền, từng được coi là cỏ dại mọc ở các khu vực ẩm ướt như góc vườn, khe đá, và tường mốc. Thời xưa, rau này thường bị người dân loại bỏ do có mùi vị đặc trưng mà ít ai ưa thích.

Hiện nay, rau càng cua đã trở thành một món ăn được nhiều người ưa chuộng với giá thành khá cao. Loại rau này có thể được dùng trong các món salad, gỏi, nấu canh hoặc ép lấy nước uống.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, rau càng cua rất giàu dưỡng chất, cụ thể trong 100g chứa 277mg kali, 224mg canxi, 62mg magie, và 5,2mg vitamin C. Ngoài ra, rau còn chứa nhiều nước, các khoáng chất, vitamin và carotenoid. Đặc biệt, hợp chất Peperomin E trong rau có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.

Việt Nam có 1 loại rau mọc dại nhưng là 'thuốc hạ đường huyết tự nhiên', tốt cả cho tim mạch và huyết áp: Nam hay nữ cũng nên ăn

Bổ sung rau càng cua vào bữa ăn hàng ngày giúp ức chế tác hại của các gốc tự do, phòng ngừa bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch nhờ hàm lượng chất xơ cao. Các khoáng chất như kali và magie có tác dụng kiểm soát huyết áp, giảm mỡ máu và chỉ số đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng tim mạch. Rau càng cua còn hỗ trợ sự phát triển của xương, điều trị loãng xương ở người lớn và chống còi xương ở trẻ em. Hợp chất beta-carotene trong rau cũng có lợi cho thị lực.

Trong Đông y, rau càng cua có tính hàn, vị chua cay, giúp bổ âm, dưỡng huyết, tiêu độc thanh nhiệt, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện. Rau này còn được dùng khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm gan, viêm dạ dày và viêm ruột.

"Thuốc hạ đường huyết tự nhiên" trong Đông y

Rau càng cua được biết đến như một "thuốc hạ đường huyết tự nhiên" với nhiều công dụng trong Đông y. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, thành viên Hội Đông y Hà Nội, loại rau này có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, và lợi tiểu tiện. Đặc biệt, rau càng cua có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Lương y Sáng gợi ý ba cách sử dụng rau càng cua để ổn định đường huyết và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:

Salad rau càng cua và thịt ếch: Chuẩn bị 100g rau càng cua và 100g thịt ếch. Rửa sạch rau và trộn với giấm hoặc nước chanh tươi. Thịt ếch lột da, bỏ đầu, tẩm bột chiên vàng rồi trộn chung với rau. Ăn từ 2-3 lần mỗi tuần.

Salad rau càng cua: Rửa sạch 100g rau càng cua, trộn với giấm hoặc chanh. Ăn liên tiếp trong vòng một tuần để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và giảm khô rát miệng.

Việt Nam có 1 loại rau mọc dại nhưng là 'thuốc hạ đường huyết tự nhiên', tốt cả cho tim mạch và huyết áp: Nam hay nữ cũng nên ăn - 1

Rau càng cua xào tỏi: Xào rau càng cua với tỏi, tạo ra một món ăn giúp ổn định lượng đường trong máu, rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, rau càng cua còn chứa Peperomin E, một hợp chất có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Việc bổ sung rau càng cua vào chế độ ăn hàng ngày cũng giúp ức chế tác hại của các gốc tự do trong cơ thể, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.

Các món ăn và bài thuốc khác từ rau càng cua

1. Chữa đau đầu, đau bụng

Lấy một lượng rau càng cua vừa đủ, sắc lấy nước uống. Phần bã rau giã nát, đắp trực tiếp lên vùng đau. Các triệu chứng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

2. Chữa bệnh thiếu máu

Sử dụng khoảng 100g rau càng cua, 100g thịt bò. Rửa sạch rau càng cua và trộn với giấm. Thịt bò xào chín tới với gia vị vừa đủ, sau đó trộn đều với rau càng cua. Ăn nóng kèm với cơm, mỗi tuần ăn ba lần sẽ thấy hiệu quả.

3. Chữa tiểu buốt, tiểu khó

Rửa sạch 150-200g rau càng cua, nấu với 330ml nước đến khi sôi. Để nguội, chia làm hai lần uống trong ngày, uống liên tục trong 5 ngày. Có thể ăn sống rau càng cua để đạt hiệu quả tốt.

4. Chữa da khô sần, mụn nhọt, lở ngứa

Da khô sần: Chuẩn bị 150g rau càng cua, giã nát hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước uống.

Mụn nhọt, lở ngứa: Rửa sạch 150g rau càng cua, ăn sống hoặc xay lấy nước uống để giảm triệu chứng do nóng trong.

5. Chữa viêm họng

Sử dụng 300g rau càng cua, rửa sạch rau, ngâm nước muối pha loãng rồi để ráo. Xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, thêm một chút muối và uống. Uống nước rau càng cua ba lần mỗi ngày, sẽ thấy kết quả đáng ngạc nhiên.

Việt Nam có 1 loại rau mọc dại nhưng là 'thuốc hạ đường huyết tự nhiên', tốt cả cho tim mạch và huyết áp: Nam hay nữ cũng nên ăn - 2

Lưu ý khi tiêu thụ rau càng cua

Vì rau càng cua có tác dụng lợi tiểu và chứa nhiều nước, do đó không nên ăn nhiều vào buổi tối, dễ làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

Đồng thời, do rau càng cua có hàm lượng canxi cao, những người bị sỏi thận nên tránh tiêu thụ loại rau này.

Rau càng cua có tính hàn, không thích hợp cho người đang bị tiêu chảy hoặc có tỳ vị hư hàn. Người có cơ thể hàn, tay chân lạnh cũng cần thận trọng khi sử dụng thực phẩm này.

Theo Phương Thùy (Nguoiduatin.vn)

Nổi bật