Vừa qua, một nữ bệnh nhân 57 tuổi, ngụ Hưng Yên, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, nhiều vùng trên cơ thể nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nặng và viêm mô tế bào. Thủ phạm gây ra vết thương cho người phụ nữ này lại chính là chiếc ngạnh của con cá trê.
Câu chuyện này khiến nhiều người thắc mắc: Điều gì khiến ngạnh con cá trê hay các loài cá da trơn có ngạnh sắc nhọn (cá chốt, cá ngát... ) lại có thể gây vết thương nghiêm trọng đến như vậy.
ThS.BS Trần Văn Bắc, Phó khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết những người có cơ địa suy giảm miễn dịch như: xơ gan, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp hay đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và thuốc nam không rõ nguồn gốc rất dễ bị nhiễm trùng bởi các chủng vi khuẩn từ nước vào.
"Vết thương nhỏ cũng dễ bị nhiễm trùng trực khuẩn, gây hoại tử tổ chức rất nghiêm trọng, tiến triển đi vào sốc rất nhanh, đe dọa đến tính mạng người dân", bác sĩ Bắc nói.
Phân tích với Tri thức - Znews, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, bản thân ngạnh của cá trê không có độc. Nhưng cá này thích sống ở đầm lầy, kênh mương, đồng lúa, ao hồ tù đọng và các con sông... là ở môi trường bẩn nên chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm. Người bị ngạnh của cá trê đâm sâu, có thể bị nhiễm trùng.
Ngạnh cá trê thường dài khoảng 5-8 cm, vết thương do nó gây ra nếu nông sẽ ít nguy hiểm hơn vết thương sâu. Bởi, khi vết thương sâu vi khuẩn dễ xâm nhập vào các mạch máu gây ra nhiễm trùng huyết, hơn nữa những vi khuẩn sinh ra trong môi trường yếm khí gây dễ bệnh uốn ván cho người bị đâm.
Bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bị ngạnh cá trê đâm trúng đều nguy hiểm, tuy nhiên, những vị trí đặc biệt như bàn tay, bàn chân sẽ nguy hiểm hơn do cấu trúc giải phẫu ở vùng này rất phức tạp, thêm nữa tỷ lệ bị đâm sâu là rất lớn.
"Thực chất, người dân gặp nguy hiểm khi bị ngạnh cá trê đâm là do nhiễm vi khuẩn từ chỗ vết thương nếu không được xử lý đúng cách", PGS Dũng nói.
Phải làm sao khi bị ngạnh cá đâm?
Những trường hợp bị các loại cá da trơn đâm vào tay rất quen thuộc như cá trê, cá ngát. Nếu không sơ cứu kịp thời, có thể gặp nguy hiểm. Vì vậy, việc trang bị kiến thức để biết cách xử lý khi bị cá có ngạnh độc đâm trong tay là vô cùng quan trọng.
Cách sơ cứu khi bị ngạnh cá đâm
Nếu bạn đang hoảng loạn và không biết bị ngạnh cá có độc đâm vào tay có nguy hiểm hay không thì hãy ghi nhớ các cách sơ cứu cơ bản dưới đây để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Nhúng vết thương vào nước để làm loãng nồng độ nọc độc. Loại bỏ toàn bộ ngạnh dính trên da. Ngâm vùng bị nhiễm độc trong nước ấm vừa phải (43 đến 45 độ C) trong 30 phút. Nước nóng sẽ trung hòa nọc độc của cá giúp giảm đau. Hãy cẩn thận khi sơ cứu, tuyệt đối không hơ lửa vết thương.
Hãy đến bệnh viện nhanh nhất có thể. Đối với những vết thương do ngạnh cá gây ra, có các dấu hiệu sau phải đến bệnh viện ngay lập tức:
Vết thương loét ra. Các triệu chứng khác xuất hiện hoặc các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
Ngay sau khi sơ cứu tạm thời, nên đến bệnh viện ngay để được điều trị chuyên nghiệp và giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe do nọc độc của cá.
Bài thuốc dân gian trị ngạnh cá đâm
Theo dân gian, khi ngư dân đi đánh cá, họ thường mang theo một vài quả chanh. Nếu bị cá có ngạnh độc đâm, sẽ lấy hạt chanh nhai rồi nuốt nước, còn phần bã hạt chanh đắp lên vết cắn. Sau khoảng 10 phút nọc độc sẽ giảm đáng kể.
Ngoài ra còn có một mẹo dân gian phổ biến giúp giảm đau khi bị cá có ngạnh độc đâm là dùng một ít nước nhớt từ cổ họng gà mái đang ấp trứng rồi bôi lên vết thương 3 - 5 lần một ngày hoặc ăn chè nếp sẽ hết.
Kinh nghiệm dân gian cũng cho thấy, khi bị ngạnh cá đâm (trong trường hợp được các bác sỹ xác định với mức độ nhẹ), có thể dùng ít nước nhớt nơi cổ họng con gà mái đang ấp trứng thoa lên vết thương 3 - 5 lần/ngày hoặc ăn chè nếp thì có thể giảm đau ở vị trí bị tấn công..., ghi nhận trên báo Gia đình & Xã hội.
PN (SHTT)