Thời tiết nồm ẩm, gạo dễ sinh độc: Bỏ vào hũ gạo 1 nắm 'tiên dược đại dương', để mấy tháng vẫn yên tâm

14/03/2024 09:03:55

Gạo và ngũ cốc nếu bảo quản không tốt sẽ bị ẩm mốc, mùi vị không còn thơm ngon như lúc ban đầu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Gạo là nguồn lương thực chính trong mỗi bữa cơm của gia đình Việt Nam với nhiều món ăn đa dạng. Nhiều nhà có thói quen tích trữ lượng lớn gạo mà không biết rằng, nếu không được bảo quản đúng cách, gạo sẽ dễ dàng bị mốc.

Gạo mốc không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng và hương vị của gạo mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe. Nguyên nhân chính khiến gạo bị mốc là do bảo quản không đúng cách, đặc biệt trong môi trường ẩm thấp, đặc biệt là vào mùa nồm. 

Theo PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Y học Hạt nhân (Bệnh viện Bạch Mai), gạo hỏng, mốc có thể sản sinh ra các độc tố, trong đó nguy hiểm nhất là aflatoxin, một chất độc có thể gây ung thư. Nấm mốc xuất hiện trên gạo khiến gạo thay đổi màu sắc, có mùi hôi khó chịu và khi ăn vào có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc như ói mửa, đau bụng, sưng phổi, co giật, hôn mê và thậm chí phù não.

Theo tài liệu nghiên cứu của Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ, nấm mốc Aflatoxin hoạt động rất bền bỉ với nhiệt. Hoá chất này dạng tinh thể trắng, không bị phân huỷ khi đun nấu thông thường nên rất khó xử lý.

Do đó, để bảo vệ sức khỏe của chính mình và gia đình, bạn cần chủ động sử dụng các biện pháp bảo quản phù hợp.

Các cách bảo quản để tránh gạo bị mốc, mối mọt

1. Sử dụng rong biển khô

Rong biển khô là một giải pháp tự nhiên và hiệu quả để bảo quản gạo không bị mốc. Loại thực phẩm này còn được mệnh danh là "tiên dược đại dương" nhờ chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho tim, đường ruột.

Thời tiết nồm ẩm, gạo dễ sinh độc: Bỏ vào hũ gạo 1 nắm 'tiên dược đại dương', để mấy tháng vẫn yên tâm

Đặc tính hút ẩm của rong biển giúp duy trì độ khô cho gạo, bảo vệ chúng khỏi sự phát triển của nấm mốc. Để thực hiện cách này, bạn chỉ cần cho một lượng nhỏ rong biển khô vào thùng hoặc hộp đựng gạo, và cứ sau một thời gian nhất định, rong biển cần được lấy ra phơi khô và sử dụng lại để duy trì hiệu quả.

2. Sử dụng rượu trắng

Rượu trắng với nồng độ cồn cao có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của mọt gạo và nấm mốc. Bạn có thể đặt một chai rượu trắng mở nắp trong thùng gạo. Nồng độ cồn bay hơi từ rượu sẽ tạo thành một môi trường khó chịu cho côn trùng và vi khuẩn, từ đó giúp bảo vệ gạo.

3. Dùng tỏi và hạt tiêu

Cả tỏi và hạt tiêu đều có mùi hăng có thể xua đuổi côn trùng và ngăn chặn nấm mốc. Đặt vài tép tỏi hoặc túi hạt tiêu vào các góc của thùng gạo sẽ giúp bảo vệ gạo tránh khỏi sự xâm nhập của mọt và vi khuẩn.

4. Chọn lựa vật dụng đựng gạo phù hợp

Lựa chọn vật dụng đựng gạo cũng ảnh hưởng đến khả năng bảo quản gạo. Thùng hoặc hộp đựng gạo cần có nắp kín và được làm từ chất liệu không thấm nước. Nhựa hoặc thủy tinh là những chất liệu phổ biến bởi chúng không chỉ đảm bảo kín khí mà còn dễ dàng lau chùi, giữ vệ sinh.

Thời tiết nồm ẩm, gạo dễ sinh độc: Bỏ vào hũ gạo 1 nắm 'tiên dược đại dương', để mấy tháng vẫn yên tâm - 1

5. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát

Gạo nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát trong nhà. Tránh để gạo ở những nơi ẩm ướt hoặc gần nguồn nước, vì điều này có thể tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Đồng thời, cũng không nên đặt gạo gần nguồn nhiệt hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Việc bảo quản gạo cần được chú trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe của gia đình. Hy vọng những gợi ý trên có thể giúp ích cho bạn!

Theo Minh Anh (Nguoiduatin.vn)

 

Nổi bật