Thịt gà nhiều chất béo, vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt, giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng, dễ hấp thu và tiêu hóa. Trong Đông y, thịt gà vị ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung ích khí, thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu rắt, bệnh đái tháo đường...
Tuy nhiên không phải bộ phận nào của gà cũng tốt cho sức khỏe, thậm chí có những bộ phận của gà có tính độc như thạch tín.
1. Phao câu
Phao câu gà được xem là món "khoái khẩu" của nhiều người vì phần thịt nhỏ này rất đặc biệt, vừa béo, lại có mùi hương đặc biệt.
Tuy nhiên, theo giám đốc điều hành của Hiệp hội Dinh dưỡng ở Đại Liên, Trung Quốc, Wang Xingguo: Đây là khu vực tập trung của các hạch bạch huyết, bạch huyết của các đại thực bào, khi gà ăn uống có thể nuốt theo vi khuẩn và virus, thậm chí cả chất gây ung thư. Nhưng chúng không thể bị phá vỡ hay đào thải ra ngoài, nên buộc phải tích tụ tại phao câu.
Sau một thời gian dài tích tụ các tạp chất xấu nhất, độc hại nhất, đây trở thành "kho chứa" độc, lưu trữ virus, vi khuẩn.
2. Da gà
Cũng theo Wang Xingguo, da gà mặc dù là rất ngon, nhưng lại gây ra nhiều bất lợi cho cơ thể. Xét một cách tổng thể, trong da gà có nhiều chất béo, lượng cholesterol cao, là nơi chứa nhiều chất ô nhiễm, vi khuẩn và mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.
Đặc biệt là thịt gà nướng, sau khi trải qua quá trình chế biến, lượng cholesterol trong da gà bị oxy hóa, hình thành các chất gốc cholesterol oxy hóa, gây ra những tổn hại lớn hơn cho sức khỏe con người.
Nếu nhiệt độ chế biến không được kiểm soát đúng, có thể có chất gây ung thư. Vì vậy, tốt nhất là bạn cân nhắc chúng trước khi ăn quá nhiều.
3. Cổ gà
Nhiều người rất thích ăn cổ gà vì ít thịt, nhiều xương gặm rất ngon lại có những túi béo béo thơm thơm, thế nhưng đó chính là các tuyến bạch huyết tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, trong những tuyến này có chứa các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại. Nếu bạn quá thích ăn cổ gà thì nên bóc bỏ lớp da đi và không nên ăn nhiều.
Các tuyến bạch huyết tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà chứa các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.
4. Đầu gà
Ngày nay, đầu gà thường xuất hiện phổ biến hơn trên các bàn nhậu bởi hương vị và đặc thù khá thích hợp cho việc ngồi tâm sự. Tuy nhiên không nhiều người biết về sự nguy hiểm của việc ăn đầu gà.
Bởi vì ngày nay gà thường được nuôi theo phương pháp công nghiệp và thường được tiếp xúc các hóa chất độc hại, nó ảnh hưởng trực tiếp tới não bộ của gà. Ngoài ra, kim loại nặng cũng là một lý do khiến các mô não bị ảnh hưởng. Và gà càng già càng có thể chứa nhiều độc tố, chính vì vậy bạn nên thay đổi thói quen ăn uống để đảm bảo sức khỏe.
5. Mề gà
Mề gà có tác dụng nghiền nát thức ăn vì vậy một lượng chất độc có hại do gà ăn phải sẽ bị dự trữ tại đây và ảnh hưởng đế sức khỏe nếu bạn ăn vào.
6. Phổi gà
Phổi là nơi hút các chất độc hại cho cơ thể sau gan mà gà là loại gia cầm thường xuyên ăn các loại sinh vật và mối trường sống cũng như đặc tính của nó.
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng các bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà cũng là nơi chứa đựng rất nhiều các chất độc và các vi khuẩn gây bệnh khác nhau tùy theo điều kiện sinh sống của chúng.
Tuy nhiên, phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt… nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng. Do đó, nên vứt bỏ phổi gà khi chế biến là tốt nhất, vừa có lợi cho sức khỏe vừa không bị kích thích khi ăn.
Tránh kết hợp thịt gà với những thực phẩm nào?
Rau cải: Theo Đông y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng. Là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị hàn, suy yếu, khả năng hấp thu thức ăn kém.
Cũng trong Đông y, cải xanh có tính ôn, vị cay, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa, có tác dụng giải chứng cảm hàn, thông đờm, lợi khí... Cũng bởi có vị đắng nên người ta thường gọi là cải đắng hay còn gọi với tên khác là cải bẹ xanh.
Mặc dù cả thịt gà và rau cải đều có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người, tuy nhiên, thịt gà có tính ôn, cải bẹ xanh cũng có tính ôn, như vậy khi dùng chung thì tính ôn (ấm nóng) sẽ tăng lên gây nhiệt nhiều cho cơ thể.
Tỏi và hành sống: Rất nhiều vùng miền có thói quen ăn thịt gà chấm muối kèm với vài lát hành củ khô hay vài miếng tỏi, nhất là nam giới rất chuộng sự kết hợp này. Tuy nhiên, theo đông y thì thịt gà tính ngọt, ấm; tỏi tính nhiệt; hành tính hàn nếu kết hợp với nhau sẽ khiến tăng nhiệt hay nóng lạnh giao tranh khiến khí huyết bị tổn thương.
Cá chép: Theo Đông y, thịt gà ăn kiêng với cá chép vì thịt gà tính cam ôn, cá chép tính cam hàn, nếu ăn phải sinh ra chứng mụn nhọt. Nếu mắc phải lấy nước đậu đen uống sẽ khỏi.
Kinh giới: Thịt gà không nên kết hợp ăn cùng kinh giới, vì vị cay của kinh giới lại có tác dụng hạ huyết ứ. Khi kết hợp thực phẩm dưỡng huyết khu phong với thịt gà tính ấm sẽ khiến bạn mắc chứng đau đầu chóng mặt, u tai, toàn thân run rẩy, ngứa ngáy trong đầu, não.
Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình (Hà Nội), những người có chứng bệnh phong cần phải kiêng ăn thịt gà vì loại thịt này hay động phong phát hỏa (gây nóng), ăn vào sẽ phát bệnh. Đó là lý do nhiều người thường nói ăn thịt gà độc.
Mù tạt: Một đáp án khác cho câu hỏi thịt gà kỵ gì đó chính là mù tạt. Thịt gà thuộc nhóm thức ăn có tính ôn, còn Mù Tạt là thực phẩm có tính nóng. Kết hợp hai thứ này sẽ sản sinh rất nhiều năng lượng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Muối mè: Thịt gà kiêng ăn muối vừng (muối mè): Thịt gà thuộc về phong mộc, nếu ăn lẫn muối vùng sẽ động đến can phong mà sinh ra chứng chóng mặt, run rẩy cả người. Nhỡ ăn phải sinh bệnh, nấu nước cam thảo uống sẽ khỏi.
Quả mận: Mận tính ôn và sáp, nếu ăn thịt gà với mận sẽ sinh ra chứng hoắc loạn (thổ tả) hoặc ngược tật (sốt nóng sốt rét). Cách chữa: Khi ăn phải, nấu nước sơn tra uống sẽ khỏi.
Thịt chó: Kiêng ăn thịt gà với thịt chó vì thịt gà tính cam ôn, thịt chó, gan chó cũng cam ôn đại nhiệt. Ăn phải hai thứ bị nhiệt sinh ra đi kiết. Nếu bị, uống nước cam thảo sẽ khỏi.
Tôm: Thịt gà và tôm khi kết hợp với nhau sẽ gây nên hiện tượng động phong - ngứa ngáy khắp người. Vì cả hai thực phẩm này đều thuộc tính ôn. Ngoài ra, các loại thịt gà cần kiêng ăn cùng với tỏi, rau cải hay gan/bầu dục chó. Nếu ăn cùng sẽ phát ra chứng lỵ; cùng cá chép bị ung nhọt và cùng hành sống sẽ phát chứng trùng hoặc trĩ.
PN (SHTT)