3 bộ phận của con cá chứa nhiều độc tố, đáng tiếc lại là món 'khoái khẩu' của nhiều người

14/09/2023 10:54:53

Cá là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của cá cũng có thể ăn được...

Cá được biết đến như loại thực phẩm không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng rất cao như protein, vitamin, mà lượng chất béo lại thấp, ăn nhiều cũng không béo.

Chính vì vậy, đây luôn loại thực phẩm được coi là lành mạnh, ưu tiên lựa chọn trong các bữa cơm gia đình. Các bà nội trợ luôn đặc biệt chú trọng bổ sung cá vào bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức khoẻ cho gia đình.

3 bộ phận của con cá chứa nhiều độc tố, đáng tiếc lại là món 'khoái khẩu' của nhiều người

Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của cá cũng có thể ăn được, đặc biệt là những bộ phận dưới đây bởi có rất nhiều độc tố.

1. Nội tạng cá

Khi sơ chế cá, ngoài phần mang cá và vảy cá, nội tạng cá cũng không nên giữ lại ăn bởi trong đó ẩn chứa các loại vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại, ví dụ như chất alcool. Chất này có thể gây xuất huyết, tổn thương nội tạng con người, nhất là ống thận.

Đặc biệt, cần tránh tuyệt đối không ăn mật cá, bởi lẽ bộ phận này có chứa các hợp chất độc hại như axit cholic và axit hydrocyanic.

Trong Đông y, mật cá là một vị thuốc để chữa trị đau mắt đỏ, đau mật, viêm, lở loét. Dân gian thường truyền tai nhau cách ăn mật cá trực tiếp, ngâm rượu uống để sáng mắt, thanh nhiệt giải độc, tăng cường sức khỏe.

3 bộ phận của con cá chứa nhiều độc tố, đáng tiếc lại là món 'khoái khẩu' của nhiều người - 1

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo, ăn mật cá rất dễ gây ra trúng độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là mật cá trắm, cá chép.

Đối với người lớn, chỉ một vài gram mật có thể gây ngộ độc. Bất luận là ăn sống, nấu chín hay ngâm rượu, các thành phần độc hại trong mật cá sẽ không dễ dàng bị phá hủy.

Tuy nhiên, do ngộ nhận nhiều người đã dùng bộ phận này để chữa bệnh, dẫn tới ngộ độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp, thậm chí mất mạng. Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh ngộ độc do ăn mật cá nên tỉ lệ tử vong lên tới hơn 20%.

Ngoại trừ bong bóng cá có thể ăn ra, tất cả những phần nội tạng khác đều được khuyên không nên ăn.

2. Đầu cá

3 bộ phận của con cá chứa nhiều độc tố, đáng tiếc lại là món 'khoái khẩu' của nhiều người - 2

Chắc hẳn có rất nhiều người đều thích ăn đầu cá, tuy nhiên, hiện nay cá là thực phẩm chịu ảnh hưởng lớn từ chất lượng nước và môi trường sinh sống.

Trong khi đó, nhiều vùng sông nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, và đầu cá chính là phần chứa nhiều độc tố được hấp thụ từ nước bẩn. Hơn nữa, trong đầu cá cũng có chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật độc hại.

Trong trường hợp cá tự nuôi, chất lượng nước nuôi cá đạt chuẩn thì vẫn có thể ăn đầu cá được.

3. Mắt cá

3 bộ phận của con cá chứa nhiều độc tố, đáng tiếc lại là món 'khoái khẩu' của nhiều người - 3

Nhiều người cho rằng trong mắt cá chứa nhiều chất dinh dưỡng, ăn nhiều mắt cá rất tốt cho mắt. Nhưng đây là quan niệm sai lầm.

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong mắt cá không cao, hơn nữa mắt cá còn chứa nhiều loại vi khuẩn, vi sinh vật có hại. Mắt cá chứa độc tố có tên gọi Cyprinol sulfat, một acid mật C27.

Ngoài ra, một vài mắt cá có chứa tơ máu hoặc lấm tấm những đốm trắng đều do vi khuẩn, vi sinh vật có hại gây ra.

Chuyên gia Tan Dunci, y tá khoa độc chất lâm sàng của Linkou Chang Gung Bệnh viện Memorial, Đài Loan (Trung Quốc) được mệnh danh là “bà đỡ đầu của chất độc học” mới đây đã chia sẻ trong một chương trình y tế rằng cô có quy tắc khi ăn cá.

Không ăn cá lớn

Chuyên gia Tan Dunci cho biết không bao giờ ăn các loại cá lớn vì hàm lượng thủy ngân cao. Các cơ quan y tế của nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Đài Loan cũng khuyến cáo người dân không nên ăn nhiều cá ngừ, cá kiếm, cá mập và cá nhiều dầu vì hàm lượng kim loại trong các loại cá này rất cao. Riêng phụ nữ mang thai và trẻ em càng nên hạn chế ăn để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. 

3 bộ phận của con cá chứa nhiều độc tố, đáng tiếc lại là món 'khoái khẩu' của nhiều người - 4
Chuyên gia Tan Dunci nhắc nhở rằng cá lớn chứa hàm lượng kim loại nặng cao nên phụ nữ mang thai và trẻ em không nên ăn quá nhiều.

Không ăn cá sống

Cuối cùng, chuyên gia Tan Dunci cho biết bản thân không phải là người thích ăn hải sản sống. Mặc dù công nghệ đông lạnh hiện nay rất phức tạp và cá được đông lạnh nhanh chóng ngay khi được vớt lên, giúp bảo quản độ tươi tốt nhất nhưng hải sản sống rất dễ bị va chạm và hư hỏng, có thể bị rách da trong quá trình đánh bắt và vận chuyển, vi khuẩn sẽ xâm nhập ngay khi da bị rách. 

Nếu muốn tránh tình trạng rách da cá khiến vi khuẩn xâm nhập, những người đánh bắt có thể phải sử một số loại thuốc. Do đó, chuyên gia Tan Dunci khuyên mọi người vẫn nên ăn cá nấu chín, tập trung vào cá nhỏ. Cách để nhận biết cá nhỏ là những loại cá chỉ to bằng lòng bàn tay của bạn hoặc nếu bạn có thể nhìn thấy "đầu và đuôi" trên đĩa thì được coi là cá nhỏ.

PN (SHTT)

Nổi bật