Mỗi người khi sinh ra đều có một nhóm máu. Nhóm máu có thể tạm chia thành 4 loại, bao gồm nhóm máu A, B, AB và O.
Nhóm máu cũng thường được sử dụng để đánh giá sức khỏe và thậm chí cả tính cách, tương lai của một người. Có không ít nghiên cứu tìm hiểu về mối liên hệ giữa nhóm máu với các vấn đề sức khỏe, vậy với tuổi thọ thì sao?
Kết quả của các nghiên cứu cho thấy trong 4 nhóm máu chính, nhóm máu có tuổi thọ trung bình cao nhất là nhóm máu O, tiếp theo là nhóm máu B, nhóm máu AB và nhóm máu A. Bởi vì những người nhóm máu A có độ nhớt máu cao hơn, họ dễ mắc các bệnh tim mạch hơn; người nhóm máu O có khả năng miễn dịch mạnh và có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
1. Nhóm máu O - tuổi thọ trung bình là 87 tuổi
Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất. Nhóm máu O có cả kháng thể A và B, thường dùng trong những tình huống khẩn cấp nếu không đủ máu truyền. Còn trong tình huống bình thường, mọi người nên truyền máu theo đúng nhóm máu của mình.
Những người thuộc nhóm máu O có tuổi thọ trung bình rất cao, khoảng 85 - 87 tuổi. Người nhóm máu này có sức đề kháng tương đối mạnh, không dễ bị ốm vặt như những nhóm máu khác.
Tuy nhiên, những người thuộc nhóm máu O cũng nên chú ý các bệnh về đường tiêu hóa, dễ bị nhiễm trùng phổi, mùa hè thường thu hút muỗi,…
Mặc dù nhóm máu gây ảnh hưởng đến tuổi thọ, nhưng nó chỉ là một phần nhỏ, còn lại đến từ các yếu tố khác. Chúng ta nên chú ý chăm sóc cơ thể nhiều hơn, thực hiện các bí quyết khoa học để cải thiện tuổi thọ.
2. Nhóm máu B - tuổi thọ trung bình là 77 tuổi
Những người nhóm máu B sẽ có tuổi thọ trung bình khoảng 77 tuổi. Đây là nhóm máu có hệ tiêu hóa tốt, dễ hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cơ thể, đảm bảo cơ thể hoạt động khỏe mạnh.
Hơn nữa, người nhóm máu B cũng có quá trình trao đổi chất và bài tiết hormone tương đối mạnh. Điều này giúp làm giảm sự tích tụ độc tố trong thần kinh, tế bào, ruột và dạ dày. Từ đó cơ thể dễ dàng đào thải độc tố ra bên ngoài.
Tuy nhiên, những người nhóm máu B cũng có tỷ lệ béo phì tương đối cao. Vậy nên, người nhóm máu B cần chú ý ăn nhiều chất xơ để tốt cho sức khỏe, cải thiện tuổi thọ.
3. Nhóm máu AB - tuổi thọ trung bình là 70 tuổi
Nhóm máu AB là nhóm máu được tìm thấy sau các nhóm máu khác. Theo thống kê, những người có nhóm máu AB khá hiếm, chỉ chiếm khoảng 5% dân số thế giới. Đây là nhóm máu sở hữu cả ưu và nhược điểm của 2 nhóm máu A và B gộp lại.
Tuổi thọ trung bình của những người nhóm máu AB là khoảng 70 tuổi - con số không quá cao cũng không quá thấp. Những người nhóm máu AB thường dễ xúc động, vì vậy cần chú ý quản lý cảm xúc của bản thân khi giao tiếp với gia đình, bạn bè sẽ rất có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ của họ.
4. Nhóm máu A - tuổi thọ trung bình là 62 tuổi
Theo khảo sát, người nhóm máu A có tuổi thọ trung bình là 62 tuổi, thấp nhất trong các nhóm máu. Bởi đây là nhóm máu có tỷ lệ cô đặc tương đối cao, càng lớn tuổi thì sức khỏe của những người nhóm máu A sẽ càng suy giảm.
Bên cạnh đó, những người nhóm máu A dễ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và não bộ cao hơn những nhóm máu khác. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, người nhóm máu A nên hạn chế đồ ăn dầu mỡ và nên thực hiện chế độ ăn nhạt. Ngoài ra, người nhóm máu này cũng nên thường xuyên đi khám sức khỏe.
Bí quyết sống khỏe và kéo dài tuổi thọ
Sống tích cực
Những người sống thọ thường là người tích cực, luôn vui vẻ và suy nghĩ mọi việc theo chiều hướng tốt.
Ngược lại, nếu bạn có tâm trạng hoang mang, lo lắng và cáu kỉnh trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể giải phóng orepinephrine, epinephrine và các hormone,… làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch.
Tinh thần tích cực sẽ giúp cơ thể tăng khả năng chịu đựng, tiết ra nhiều dopamin để điều phối các hoạt động, kéo dài tuổi thọ.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Có nhiều người sinh hoạt thiếu lành mạnh, thường xuyên thức khuya khiến cơ thể bị thiếu ngủ trầm trọng.
Tình trạng này dễ gây nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là từ 1 - 3h sáng là khoảng thời gian gan cần hoạt động bài tiết, thanh lọc và giải độc cơ thể. Nếu chúng ta thường xuyên thức khuya thì gan không thể bài tiết, gây hậu quả nghiêm trọng.
Vậy nên, để cơ thể khỏe mạnh, tốt nhất hãy đi ngủ trước 11h và đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
Chế độ ăn khoa học
Bạn cần hình thành thói quen ăn uống khoa học, đảm bảo cung cấp đủ dinh dương cho cơ thể. Hơn nữa, hãy chú ý ăn đủ 3 bữa theo đúng thời gian mỗi ngày. Có như vậy cơ thể mới nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Đặc biệt, là bước vào tuổi trung niên, khi quy trình trao đổi chất dần suy giảm, hãy chú ý thực hiện chế độ ăn nhạt để tránh bệnh tật, sống lâu hơn.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ thực sự quan trọng đối với một người. Theo nghiên cứu gần 1/3 cuộc đời của con người dành cho giấc ngủ, điều đó cho thấy giấc ngủ thực sự rất quan trọng đối với con người.
Để có một cơ thể khỏe mạnh, mỗi người nên ngủ đủ giấc, duy trì giấc ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày có thể giúp sửa chữa và điều chỉnh các cơ quan trong cơ thể con người, đồng thời có thể giảm tải cho các cơ quan.
Vận động thường xuyên
Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, chúng ta cũng nên vận động thường xuyên để thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và cải thiện sức khỏe.
Chúng ta nên dành 30 phút/ngày tập aerobic, đi bộ,… sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, từ đó kéo dài tuổi thọ.
PN (SHTT)