Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội, mức sống vật chất của con người ngày càng được nâng cao, giới trẻ hiện đại đang sống trong thời đại có nền tảng vật chất vô cùng phong phú. Tuy nhiên, sự phát triển thiếu cân đối, không đồng đều giữa các vùng dẫn đến trình độ kinh tế ở một số vùng còn thấp.
Nếu chú ý bạn sẽ thấy trong cuộc sống, nhiều người thường có thói quen mua đồ giảm giá hoặc sử dụng một số phương thức ưu đãi. Kiểu người này cầm trên tay chiếc túi, ồn ào mặc cả với những người bán hàng.
Khi đi ăn ở ngoài, hầu hết những người này sẽ chọn mua theo nhóm hoặc dùng phiếu giảm giá. Nếu nhà hàng nào đang có ưu đãi đặc biệt, nhà hàng đó sẽ trở thành lựa chọn đầu tiên của họ.
Dù địa vị xã hội và thu nhập của họ được cải thiện rất nhiều nhưng họ vẫn duy trì thói quen tiêu dùng như vậy. Họ thích mua đồ rẻ, có xu hướng tận dụng, phô trương bản thân. Đây là kiểu phụ nữ khiến đàn ông rất hãi hùng. Kiểu phụ nữ này bị lối tư duy nghèo chi phối, hình thành lối suy nghĩ, hành vi cố định.
Thực trạng này không chỉ xuất hiện ở những phụ nữ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Đôi khi điều đó cũng xảy ra với những phụ nữ thuộc các gia đình trung lưu. Khi mua thứ gì đó, họ không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, chỉ quan tâm sản phẩm đó có đủ rẻ hay không và họ cho rằng rẻ nhất là tốt nhất.
Khi xem xét bất kỳ món đồ nào, họ sẽ coi việc tiết kiệm tiền là tiêu chí quan trọng nhất. Thậm chí vì điều này mà bỏ qua chức năng của món đồ đó.
Chẳng hạn để sử dụng phiếu giảm giá của một siêu thị nào đó, một số người phụ nữ sẽ mất hàng giờ lái xe để tới siêu thị bên kia thành phố. Hoặc họ có thể đi nhiều phương tiện công cộng khác nhau, đổi chuyến nhiều lần để mua, có khi hết ngày.
Ngoài ra, họ còn không chịu được sự cám dỗ của các sản phẩm giảm giá, bất kể đó là sản phẩm trong cửa hàng hay bày bán trên đường phố, chỉ cần thấy khuyến mãi giảm giá, họ sẽ đổ xô đến. Cuối cùng, rất có thể họ sẽ mua về một đống thứ vô dụng, có khi chẳng bao giờ dùng tới.
Việc tích trữ số lượng lớn hàng giảm giá, tạm thời không dùng đến còn khiến ngôi nhà trở nên bừa bộn, không còn không gian rộng rãi, tất cả mọi nơi đều bị chiếm dụng bởi những đồ lặt vặt như vậy. Rất ít trong số chúng thực sự hữu ích, nhiều thứ còn đã lỗi thời.
Trên thực tế, đây hoàn toàn không phải cách mua sắm thông minh, chẳng những không lãi mà còn lỗ nặng. Hầu như gia đình có kiểu phụ nữ mua sắm như trên khó cải thiện được mức sống, điều kiện kinh tế không cao.
Những người phụ nữ kém quản lý tài chính sẽ có 3 thói quen tiêu dùng sau. Điều này phần lớn là do hiệu ứng khan hiếm chi phối suy nghĩ của phụ nữ.
1. Chỉ mua sản phẩm giá rẻ mà bỏ qua chất lượng sản phẩm.
2. Mua sản phẩm giảm giá, ngay cả khi không cần đến chúng.
3. Tiêu tiền mà không lập kế hoạch dài dạn.
Hiệu ứng khan hiếm là một hiệu ứng tâm lý phổ biến trong tâm lý học. Khi con người sống trong cảnh nghèo khó kéo dài một thời gian sẽ muốn mua mọi thứ mà họ nhìn thấy. Họ càng thiếu thứ gì đó, họ càng muốn có nó.
Họ sống trong cuộc sống bận rộn hàng ngày, không có thời gian để cải thiện bản thân. Vì vậy họ rơi vào vòng luẩn quẩn mà không thể tự giải thoát. Nó thậm chí khiến mức sống của họ giảm xuống nhiều lần.
Và cách duy nhất để giải quyết vấn đề là mở mang tầm hiểu biết, hiểu rõ tâm lý khan hiếm, đừng để bị ảnh hưởng bởi tác động tâm lý này. Hãy chủ động thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn tâm lý tiêu cực này.
Theo Ứng Hà Chi (Phụ Nữ Số)