Bóng đè là hiện tượng có rất nhiều điều bí ẩn mà đôi khi chúng ta chưa giải thích hết được. Những người gặp phải hiện tượng này đều cảm thấy sợ hãi khi tỉnh dậy sau giấc ngủ với cơ thể không cử động được. Hãy cùng tìm hiểu một số sự thật liên quan đến việc bị bóng đè.
Thực hư xoay quanh hiện tượng “bóng đè” ?
Liệu bạn đã biết rõ những điều xoay quanh hiện tượng đáng sợ này chưa?
Hiện tượng này gọi là “liệt thân khi ngủ” (sleep paralysis), mà dân gian thường gọi là “bóng đè hay “ma đè”, có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, thậm chí có thể lâu hơn và thường xảy ra ngay trước khi bạn sắp chìm vào giấc ngủ hay gần thức giấc.
Nhiều người kể lại rằng họ cảm thấy có sự hiện diện của ai đó rất hung ác, xâu xa, và gây ra nỗi khiếp sợ . Nhiều người có ảo giác nhìn thấy những hình ảnh đáng sợ, nghe thấy tiếng bước chân hay giọng nói. Có người còn có cảm giác bồng bềnh hay thoát ra khỏi cơ thể. Và họ cho rằng đây là một hiện tượng tâm linh.
Nhiều người có cảm giác giống như vừa tỉnh dậy sau cái chết
Nói về điều này, tiến sĩ – nhà tâm lý học lâm sàng và nghiên cứu sinh tại Học viên Sleep Medicine của Mỹ, Michael Breus cho biết: “Hầu hết các bệnh nhân gặp hiện tượng này đều có chung một miêu tả đó là giống như bạn vừa tỉnh dậy sau cái chết. Tâm trí bạn nhận biết được mọi việc xung quanh nhưng cơ thể bạn thì bị đè nặng bởi một vật gì đó và không thể cử động được”.
Ảo giác và nguy cơ
Tình trạng tê liệt trong giấc ngủ thường xảy ra vào đầu buổi đêm, khi bắt đầu giấc ngủ, hoặc cuối buổi đêm, khi chuẩn bị tỉnh giấc. Khi người bị bóng đè, ảo giác xuất hiện có thể sinh ra nhiều trải nghiệm đáng sợ. Có thể phân loại ảo giác theo ba nhóm.
Ảo giác đột nhập là cảm giác về sự xuất hiện của kẻ xấu ở trong phòng, đôi khi biến thành những ảo giác đa giác quan siêu thực về một kẻ đột nhập thực sự. Ảo giác bóng đè, thường xuất hiện đồng thời với ảo giác đột nhập, là cảm giác bị đè nặng trên lồng ngực và bị bóp nghẹt đến tắc thở. Loại thứ ba là những ảo giác liên quan đến rối loạn tiền đình, không mấy khi xuất hiện cùng hai loại ảo giác trên, mang đến cảm tưởng về những trải nghiệm vận động ảo như cảm giác trôi nổi, rơi tự do vô định.
Bóng đè là hiện tượng phổ biến được ghi nhận từ rất lâu, trong hầu hết mọi nền văn hóa từ cổ chí kim. Hiện tượng này được người Trung Quốc ghi chép trong các câu chuyện dã sử cách đây hơn 3.000 năm, thậm chí, bóng đè còn hiện diện trong bức tranh từ thời Phục hưng của họa sĩ người Thụy Sĩ Henry Fuseli năm 1781.
Đáng sợ hơn cả ác mộng
Khi bạn ngủ say, bộ não sẽ để các cơ bắp thả lỏng và đi vào trạng thái gần như tê liệt, được gọi là Atonia. Atonia thực chất giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị tổn thương bằng cách ngăn chặn chân tay bạn múa may lung tung như trong giấc mơ và tự làm tổn thương chính bản thân mình.
Ở một số trường hợp bị rối loạn giấc ngủ và Atonia không thể nào kiểm soát được hành vi của bạn, bạn sẽ hay đi lung tung và làm nhiều việc trong giấc ngủ, biểu hiện này được gọi là mộng du. Khi mộng du, cơ thể bạn vẫn hoạt động trong khi bộ não lại ngủ yên. Vì lẽ đó, những người mộng du thường không nhớ ra được gì khi thức dậy.
Khi bị bóng đè, cơ thể của bạn sẽ ở trạng thái Atonia trong khi não và mắt vẫn hoạt động như bình thường. Bạn không thể nào cử động hay nói chuyện. Mặc dù hơi thở không bị ảnh hưởng nhưng thường có cảm giác tức ngực. Và đây cũng là lý do tại sao những người sau khi thoát khỏi tình trạng bóng đè thường thở hổn hển. Bóng đè có thể xảy ra bất kì lúc nào, kéo dài từ 20 giây cho đến 1 phút.
Bóng đè có thể liên quan đến ảo giác
Không giống như những hình ảnh trong giấc mơ hay ác mộng thường xảy ra khi mắt bạn đóng lại trong trạng thái ngủ sâu, những ảo giác này sẽ xuất hiện trong trạng thái nửa tỉnh nửa mơ khi não bạn đã nhận biết được chuyện gì xảy ra và mắt đang mở to. Hiện tượng ảo giác thính giác, thị giác này thường hiếm khi xảy ra nhưng nhiều người vẫn cảm thấy sợ hãi khi họ cảm thấy có một sự hiện diện bí ẩn và đáng sợ trong căn phòng của mình.
Ngoài ra, việc bị bóng đè khá đáng sợ. Vì vậy những người bị bóng đè thường có cảm giác hoảng sợ và nhịp đập nhanh hơn. Tiến sĩ Michael nói: “Con người thường trở nên hoảng loạn khi họ không thể cử động được và điều này khiến họ rất sợ hãi đối với những sự vật ở môi trường xung quanh”.
Bạn không thể tự thức dậy
Một số bệnh nhân khi gặp hiện tượng bóng đè nói ra họ có thể cử động ngón chân, ngón tay hay cơ mặt. Mọi người đều rất cố gắng nhưng không có cách nào có thể giúp họ thoát ra khỏi hiện tượng đáng sợ này. Tất cả những gì bạn cần phải làm chính là chờ đợi hiện tượng bóng đè tự hết.
Bóng đè là một hiện tượng tự nhiên và có thể xảy ra với bất cứ ai
Mỗi lần chìm vào giấc ngủ, bạn đều có nguy cơ sẽ bị bóng đè khi thức dậy. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của bóng đè và mức độ ý thức nhận biết của mỗi người là khác nhau. Hầu hết mọi người đều bị bóng đè ít nhất một lần trong đời nhưng có vài người còn không hề biết điều đó xảy đến với mình.
Khi bị bóng đè, mỗi người sẽ có một “trải nghiệm” bóng đè khác nhau. Tuy nhiên điều này thường xảy ra với những người có tiền sử bệnh tâm thần, khi một nghiên cứu ở bang Penn đã chỉ ra những bệnh nhân bị bệnh tâm thần và học sinh thường hay bị bóng đè nhiều nhất.
Nó được giải thích rõ ràng qua bức ảnh từ thời Phục hưng
Bức tranh họa sĩ Thụy Sĩ Henry Fusel được cho là lấy cảm hứng từ hiện tượng siêu nhiên này. Nó được diễn tả có chút đáng sợ với sự xuất hiện của nhân vật phản diện và cảm giác tức ngực của con người.
Theo PV (Khỏe & Đẹp)