Cụ thể, Joseph A. Magnus & Co. bắt đầu bán rượu whisky của mình tại Washington, DC vào năm 2015. Trong khi đó, Highland Distillers được Magnus Eunson thành lập như một nhà máy chưng cất bất hợp pháp ẩn trong nhà thờ Orkney của ông vào năm 1798.
Một vụ tranh chấp xảy ra sau khi các chủ sở hữu của Joseph A. Magnus & Co. đã đệ đơn kiện lên Tòa án Quận Hoa Kỳ cho Quận Columbia vào đầu tháng này. Công ty có trụ sở tại Washington này đang kiện Highland Distillers Ltd., chủ sở hữu của Highland Park Distillery và thương hiệu Scotch Whisky. Vụ kiện được đệ trình vào ngày 6 tháng 11 cáo buộc họ vi phạm thương hiệu, cùng với việc chỉ định sai về nguồn gốc và cạnh tranh không lành mạnh, buộc Magnus của Highland Park rút khỏi thị trường và bồi thường thiệt hại.
Đại diện của công ty cho biết: "Chúng tôi biết rằng một yêu cầu bồi thường đã được đưa ra ở Mỹ và vấn đề đã được chuyển cho các luật sư của chúng tôi để giải quyết".
Trong hồ sơ gửi lên tòa án, các luật sư của Magnus đã trích dẫn các nhãn hiệu đã đăng ký của công ty cho tên Magnus được cấp bởi Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ vào ngày 12 tháng 3 năm 2019 - cùng với các quyền pháp lý phổ biến bắt đầu từ khi công ty ra mắt rượu whisky vào năm 2015. Vụ kiện này cũng cáo buộc Highland Distillers sử dụng thiết kế chai cho Highland Park Magnus tương tự và có hình dáng bên ngoài giống của chai Joseph A. Magnus. Ngoài ra, nó còn trích dẫn một quyết định của Văn phòng nhãn hiệu và bằng sáng chế năm 2018 về việc tạm dừng sử dụng thương hiệu riêng của Highland Park cho phiên bản Magnus vì khả năng nhầm lẫn giữa các thương hiệu Joseph A. Magnus.
Được biết, tập đoàn Edrington có trụ sở tại Glasgow là chủ sở hữu đa số của Highland Park. Tuy nhiên, người phát ngôn của công ty Hoa Kỳ cũng nh của Joseph A. Magnus & Co. đều từ chối đưa ra các chi tiết cụ thể về vụ kiện.
Thùy Nguyễn (SHTT)