Khi nghĩ về những tỷ phú bán lẻ Nhật Bản, cái tên đầu tiên hiện lên trong đầu mỗi người chắc chắn là Tadashi Yanai – vị doanh nhân đứng đằng sau đế chế sở hữu thương hiệu Uniqlo và cũng là người giàu nhất Nhật Bản.
Tuy nhiên, còn có một nhà sáng lập khác đang thu hút sự chú ý khi một trong những công ty lớn nhất của ông đang tạo ra những thay đổi lớn.
Workman của Yoshio Tsychiya đã mở rộng vượt xa gốc rễ là nhà sản xuất đồng phục cho người lao động để trở thành một thương hiệu đồ thể thao hữu dụng và trang thiết bị ngoài trời. Cuộc cách mạng này đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, chuyên gia phân tích và thậm chí là cả Fast Retailing. Chủ tịch Yanai nói rằng công ty này đã tạo ra được "một thị trường mới". Dù vậy, vẫn còn những câu hỏi bỏ ngỏ về tương lai công ty này.
Cổ phiếu của Workman đã tăng hơn 4 lần kể từ đầu năm 2018 mặc dù gần đây đã giảm nhẹ. Điều này khiến giá trị lượng cổ phiếu mà Tsychiya và gia đình ông nắm giữ lên mức 4,5 tỷ USD theo thống kê của Bloomberg.
Tuy nhiên, với các chuyên gia phân tích, một nhà bán lẻ có tiềm năng thực sự khi cả nước hết sạch dịch Covid-19.
"Workman sẽ là một trong những câu chuyện thú vị hơn ở thị trường bán lẻ Nhật Bản" một khi mọi thứ trở lại như bình thường, theo Ruhell Amin – Chủ tịch toàn cầu của một công ty nghiên cứu ở London nói.
Tsuchiya mở cửa hàng đầu tiên của Workman vào năm 1979 khi ông đã hơn 40 tuổi. Công ty này chủ yếu sản xuất quần áo cho công nhân xây dựng, một lĩnh vực kinh doanh bùng nổ ở Nhật Bản vào những năm 1980.
Năm 2016, Workman đã chuyển sang cung cấp trang thiết bị ngoài trời giá rẻ trước khi mở cửa hàng Workman Plus đầu tiên 2 năm sau đó để tập trung vào quần áo thể thao và trang thiết bị ngoài trời. Công ty có 632 cửa hàng thường và 269 Workman Plus trên khắp Nhật Bản tính tới ngày 10/3.
Một sản phẩm phổ biến nhất của công ty là dòng áo khoác chống nước giá 3.900 yên (36 USD), thấp hơn nhiều so với sản phẩm tương tự ở những công ty khác.
Richard Kaya – một nhà quản lý danh mục đầu tư tại Comgest Assett Management – đơn vị cũng sở hữu cổ phiếu Workman nói rằng chất lượng sản phẩm của công ty tốt hơn những thương hiệu đắt tiền nhờ có chuỗi cung ứng đã hình thành.
Workman nổi tiếng "sản xuất ở mức chi phí chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 so với những thương hiệu nổi tiếng", Ryozo Minagawa – chuyên gia phân tích tại SMBC Nikko nói. Ngoài ra, "không có bất kỳ sự cạnh tranh" nào ở mảng quần áo thể thao giá rẻ.
"Tôi muốn họ tiếp tục duy trì phát triển – sự cạnh tranh chính là nguồn gốc của phát triển", Yanai nói. "Workman đã tạo ra một thị trường mới. Quần áo của họ có tính hữu dụng và tôi nghĩ chúng có chất lượng tốt".
Workman từ chối nhận lời mời phỏng vấn với các lãnh đạo công ty. Beisia Group – công ty đứng sau nhiều doanh nghiệp của gia đình nhà sáng lập cũng khá kín tiếng. Vị doanh nhân 88 tuổi này rất hiếm khi xuất hiện trước truyền thông. Ông thành lập một nhà điều hành các siêu thị vào cuối những năm 1950 và xây dựng nó thành một đế chế bán lẻ, trong đó Workman là công ty niêm yết hàng dầu.
Đế chế này còn sở hữu chuỗi home-center, một công ty điều hành các trung tâm mua sắm Beisia và Workmam. Ngoài ra còn có chuỗi cửa hàng tiện lợi Save On Corp, nhà bán lẻ đồ điện tử tiêu dùng Beisia Denki và cửa hàng đồ ô tô Auto R’s Co.
6 chuỗi này chiếm 90% doanh thu của cả tập đoàn. Trong một bài phỏng vấn hiếm hoi, Tsuchiya nói rằng doanh thu của tập đoàn đã đạt 1 nghìn tỷ yên lần đầu tiên trong 12 tháng kết thúc vào tháng 10.
Tsuchiya và gia đình ông từng nắm trong tay khối tài sản 8 tỷ USD, biến họ trở thành một trong những người giàu nhất Nhật Bản. Tuy nhiên, con số này thời gian gần đây đã giảm khi cổ phiếu Workman giảm.
Hiện công ty đang thiết lập những thách thức mới. Họ lên kế hoạch mở một loại hình cửa hàng mới gọi là Worlman Girl – chuyên phục vụ trang phục cho phụ nữ, nhắm tới mở 399 cửa hàng trong 10 năm.
Trong dài hạn, tầm nhìn của Workman vẫn khả quan.
"Đó là một công ty tuyệt vời, được quản lý rõ ràng và có sự tập trung duy nhất. Công ty đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu ở mức phi thường trong 3, 4 năm qua. Rõ ràng họ đang làm rất tốt".